Giải thích hiện tượng trời nồm ở miền Bắc nước ta

Thứ tư, 25/03/2020, 15:46 PM

Khoảng vài tháng trong năm, cuộc sống của người dân miền Bắc bị ảnh hưởng đáng kể bởi hiện tượng trời nồm.

Không khí có độ ẩm cao gặp các đồ vật bị lạnh do trời lạnh kéo dài là cách ciải thích hiện tượng trời nồm ở miền Bắc nước ta.

Không khí có độ ẩm cao gặp các đồ vật bị lạnh do trời lạnh kéo dài là cách ciải thích hiện tượng trời nồm ở miền Bắc nước ta.

Giải thích hiện tượng trời nồm ở miền Bắc nước ta

Trời nồm diễn ra ở miền Bắc nước ta từ khoảng tháng Hai đến tháng Tư. Hiện tượng này thường diễn ra sau ngày Lập Xuân.

Có đợt nồm kéo dài vài ngày, có đợt kéo dài cả tuần. Trong khoảng thời gian này sẽ có từ 4 đến 5 đợt trời nồm.

Điều này phụ thuộc vào những cơn gió mùa Đông Bắc.

Hiện tượng nồm xảy ra do độ ẩm trong không khí rất cao. Nước thường bị ngưng tụ và đọng trên bề mặt mọi vật, đặc biệt là các vật cứng. Do vậy, vào những ngày này, sàn nhà, tường, kính cũng như nhiều vật dụng lúc nào cũng bị bao phủ bởi một lớp nước.

Nhiệt độ giữa bề mặt và nhiệt độ của không khí sẽ quyết định nồm nhiều hay ít.

Có thể mường tượng một cách dễ hiểu như sau, khi bạn để cốc nước lạnh bên ngoài, một lúc sau mặt ngoài của cốc sẽ bị ướt. Điều đó có nghĩa là khi nhiệt độ không khí bên ngoài chiếc cốc cao hơn nhiệt độ không khí bên trong, nước sẽ xuất hiện trên thành cốc.

Cũng giống như vậy, khi tường hay vật dụng nhà bị lạnh do trời rét kéo dài gặp không khí ẩm và ấm hơn, nước sẽ ngưng tụ trên bề mặt của các vật dụng đó.

Hiện tượng nồm nặng hơn ở những ngôi nhà thấp, sát đất bởi không khí ở dưới ẩm hơn và mức độ chênh lệch nhiệt độ cao hơn.

Khi trời nắng lên, có mưa rào hoặc có gió mùa lạnh và khô, trời sẽ hết nồm.

Bài liên quan