Giảm ô nhiễm không khí có chăng nên di rời một nửa người dân Thủ đô về nông thôn sống?

Thứ tư, 02/10/2019, 15:55 PM

Trước tình trạng không khí đang ở mức kém tại các thành phố lớn, đặc biệt tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh kiến nghị rằng di rời 1 nửa người dân về nông thôn sống.

thanh-pho-thong-minh-con-thieu-va-yeu-ve-du-bao-chat-luong-khong-khi
Mức độ ô nhiễm không khí ngày càng tăng trong những ngày qua.

Những ngày qua, Hà Nội và TP HCM đang trong tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nồng độ bụi siêu mịn PM2.5 đạt ngưỡng độc hại. trang Air Visual đã đưa Thủ đô Việt Nam vào Bảng xếp hạng 10 thành phố có chất lượng không khí xấu nhất thế giới.

Đặc biệt trong ngày 1/10, trang Air Visual còn xếp hạng chỉ số ổ nhiễm không khí (AQI) của Việt Nam cao nhất thế giới cao hơn cả đất nước nổi tiếng vì ô nhiễm như Indonesia hay Trung Quốc.

Trong nhiều tuần liên tiếp các trang web theo dõi chất lượng không khí trên khắp thế giới có cảnh báo về mức độ ô nhiễm của Hà Nội, thì mới chỉ trong ngày hôm qua 1/10, Tổng Cục Mội trường (Bộ Tài nguyên Môi trường) mới thông báo chính thức về tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP HCM.

Tổng cục Môi trường cho biết liên tục trong nhiều ngày, có những thời điểm chỉ số chất lượng không khí AQI của Hà Nội ở mức kém. Tại Hà Nội, trong thời gian từ ngày 12/9 đến ngày 29/9, chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội liên tục có những ngày nồng độ bụi PM2.5 vượt ngưỡng cho phép của quy chuẩn Việt Nam (QCVN 05:2013/BTNMT). Tuy nhiên, các thông số khác (NO2, O3, CO, SO2vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Trong bản thông báo Tổng cục Môi trường cũng bất ngờ đưa ra thông số, so sánh nồng độ bụi PM2.5 trong các tháng qua các năm từ 2013 – 2019 cho thấy, nồng độ bụi PM2.5 trong các tháng năm 2019 có xu hướng giảm qua các năm. Riêng tháng 9, nồng độ bụi tăng mạnh so với các tháng trước đó và so với cùng kỳ các năm từ 2015-2018.

giam-o-nhiem-khong-khi-co-chang-nen-di-roi-mot-nua-nguoi-dan-thu-do-ve-nong-thon-song
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh kiến nghị rằng di rời 1 nửa người dân về nông thôn sống.

Trước vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội bày tỏ: "Môi trường Hà Nội và môi trường của các thành phố lớn và cả nước đều báo động. Cơ quan chức năng cần phải đưa ra những nguyên nhân ô nhiễm, ô nhiễm phải liệt kê ra nguyên nhân nào là số 1, cái gì là cần phải xử lý dứt điểm. Phải có giải pháp căn cơ cho vấn đề này, làm sao để con người có thể bỏ khẩu trang để chúng ta nhìn thấy mặt nhau".

Việc bụi mịn gây bệnh gì thì cũng không cần nói vì ai cũng đã biết rồi, tuy nhiên bụi mịn xuất hiện từ đâu thì cần phải khuyến cáo. Bụi mịn là bụi lửng lơ không thể lắng được, chứ không phải là loại bụi mà khi ta đi qua con đường đầy bụi, cũng không phải từ công trình xây dựng. Việc có thông tin không khí ô nhiễm môi trường nhất thế giới sẽ gây kích động, tuy nhiên, cần đánh giá mức độ bụi mịn tại nhiều điểm trên Hà Nội để đưa ra con số chính xác vì cả thành phố Hà Nội diện tích rất rộng, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh bày tỏ.

Nếu nói nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đáng báo động như hiện nay là do đốt rơm, khói bụi từ các phương tiện giao thông, các công trình xây dựng… theo đánh giá của PGS.TS Thịnh là chưa chính xác và khách quan. Dân năm nào cũng đốt rơm, xe cộ và các dự án thì không chỉ ngày một ngày hai, tại sao ô nhiễm môi trường không khí lại xảy ra vào thời điểm này?

Đứng về phía góc nhìn của nhà khoa học, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đưa ra giải pháp "lạ mà quen" để có thể giúp Hà Nội và những thành phố lớn thoát khỏi vần đề về ô nhiễm không khí.

Ông bày tỏ: "Nếu cho tôi kiến nghị về giải pháp, tôi sẽ kiến nghị rằng di rời 1 nửa người dân về nông thôn sống. Số lượng người dân tăng quá cao, đường phương tiện người dân đi lại đông đúc chỉ vì sống tại Hà Nội có thu nhập cao hơn ở quê. Dân cư đông làm cho môi trường bụi càng tăng, vì thế cần cơ cấu lại kinh tế và các cơ quan chức năng sớm vào cuộc".