Gian lận kiểu Khaisilk giúp hàng Trung Quốc thống lĩnh thị trường Việt?

Thứ hai, 13/05/2019, 06:56 AM

Hành vi bán khăn lụa Trung Quốc gắn mác hàng Việt đành lừa người tiêu dùng của Khaisilk đang giúp hàng hóa Trung Quốc thống lĩnh, thao túng thị trường trong nước.

 Khaisilk giúp hàng Trung Quốc thống lĩnh thị trường Việt?
Gian lận nguồn gốc hàng hóa, Khaisilk giúp hàng Trung Quốc thống lĩnh thị trường Việt? Ảnh minh họa

Kết luận kiểm tra đối với Công ty TNHH Khải Đức, đơn vị liên quan đến vụ Khaisilk bán lụa Tàu gắn mác Việt Nam. Bộ Công Thương cho biết, Khaisilk có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng.

Kết quả giám định chất lượng sản phẩm dệt may đối với một số mẫu sản phẩm của công ty cho thấy cho kết quả kiểm tra khác (không có thành phần silk) so với các thông tin công bố (trên nhãn hàng hóa) về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm (“100% silk”).

Khải Đức có dấu hiệu che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng. Công ty cung cấp thông tin tới người tiêu dùng thông qua website với một số nội dung không chính xác.

Đồng thời, công ty đã bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ cùng với các sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam trong cùng cửa hàng nhưng đã không giới thiệu hoặc thông tin không đầy đủ cho người tiêu dùng về xuất xứ và thành phần của các sản phẩm này.

Sai phạm Khaisilk đã được cơ quan chức năng chỉ rõ, hồ sơ vụ việc đã được sang Phòng Kinh tế Công an TP Hà Nội. Tiến trình xử lý vụ là trách nhiệm của công an thành phố Hà Nội với dư luận, với người dân.

Tuy nhiên cần thấy rằng hành vi nhập hàng hóa xuất xứ nước ngoài, cắt nhãn, gắn mác mới là hàng “Made in Viet Nam” như Khaisilk đã làm cực kỳ nguy hiểm hơn với nền kinh tế.

Trong vụ việc Khaisilk, bên cạnh sai phạm có tính chất hình sự của doanh nghiệp Khải Đức, nhìn góc độ thưng mại có một nguy cơ khác thảm khốc hơn, cấp thiết hơn. Đó là mối nguy về sự lệ thuộc kinh tế và sự thống lĩnh của hàng Trung Quốc.

Hàng Trung Quốc bây từ lâu không được người tiêu dùng ưa chuộm vì gốc gác “hàng Tàu”, nên đã kịp thời “kim thiền thoát xác”. Người giúp cho quá trình ấy chính là doanh nghiệp trong nước như Khaisilk.

Doanh nghiệp Việt Nam nhập hàng Trung Quốc về bán, vì thời thế thị trường, vì tham (quá rẻ, mẫu mã nhiều dễ bán, giao nhanh, trả tiền chậm…). Ngoài ra còn vì lừa, thực sự cũng dễ lừa người tiêu dùng (hàng Trung Quốc dán nhãn lung tung đâu dễ bị phát hiện).

gian-lan-nguon-goc-hang-hoa-khaisilk-giup-hang-trung-quoc-thong-linh-thi-truong-viet
Chân dung doanh nhân Hoàng Khải.

Việc nhập hàng Trung Quốc, cắt nhãn gắn mác hàng Việt Nam của Khaisilk mang đến 3 hệ lụy: 

Thứ nhất là chúng ta mất đi thương hiệu, vì xây dựng được thương hiệu thì cần phải giữ thương hiệu. Mất thương hiệu là mất mát rất lâu dài.

Thứ hai là chúng ta mất đi lòng tự trọng, trước hết là của dân tộc vì chúng ta không thể làm kiểu tùy tiện, muốn bán gì thì bán.

Điều mất thứ ba là lòng tin, cả trong nước và kể cả ở nước ngoài, người ta nghĩ gì về chúng ta, khi sản phẩm này lại phục vụ cho du lịch.

Hàng Việt Nam khó cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc. Nhưng nếu minh bạch đây là hàng Trung Quốc, đây là hàng Việt Nam liệu sẽ có bao nhiêu người Việt chọn hàng Trung Quốc?

Khi biết rằng sự thua kém hàng Trung Quốc gần như điều thấy trước, thậm chí khách quan, đáng nhẽ doanh nghiệp như Khaisilk cần làm để bảo vệ thương hiệu Việt, bảo vệ xây dựng nền kinh tế của mình, điều đó cũng là bảo vệ sự độc lập tự chủ, nhưng Khaisilk đã làm ngược lại.

2 năm trôi qua, thương hiệu lụa Khaisilk vắng bóng trên thị trường. Các hệ thống cửa hàng của Khaisilk cũng đóng cửa im ỉm.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người dân Thủ đô khi đi qua cửa hàng số 113 Hàng Gai (cửa hàng bán lụa Khaisilk trước đây) thấy ngôi nhà này được trang hoàng, sửa chữa "thay áo mới".

Nhiều người cho rằng, có lẽ chuỗi cửa hàng lụa Khaisilk sắp bán hàng trở lại sau 2 năm dừng hoạt động.

Toàn bộ mặt ngoài của ngôi nhà 113 Hàng Gai đã được chát lại tường, cửa sổ và các chi tiết phía ngoài cũng được làm mới, sơn mới toàn bộ. Dư luận băn khoăn sau khi lừa dối người tiêu dùng, chưa công bố kết quả điều tra, lụa Khải Silk chuẩn bị bán trở lại?

 

Nhật Cường Mobile bị khám xét: Ông chủ Bùi Quang Huy im tiếng, không xuất hiện

Nổi nhất trong tuần là vụ Nhật Cường Mobile bị khám xét, thu giữ nhiều tài liệu, hàng hóa mà không thấy ông chủ Bùi Quang Huy đâu.

 

‘Xẻ thịt’ công viên Cầu Giấy: Dân chỉ hạ băng rôn khi dự án bị hủy bỏ

Phường Dịch Vọng, Cầu Giấy trở thành điểm nóng khi người dân căng băng rôn phản đối dự án bãi xe ngầm tại công viên Cầu Giấy của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Tây Hồ.

 

Tổng Cục QLTT: Trách nhiệm xử lý vụ Khaisilk thuộc công an Hà Nội

Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, vụ việc Khaisilk đã được chuyển sang cơ quan công an, trách nhiệm xử lý thuộc cơ quan công an.