Giáo hội Phật giáo Quảng Ninh lên tiếng chuyện du khách bị thu phí vãn cảnh Yên Tử

Thứ ba, 27/02/2018, 21:35 PM

Mỗi hành khách đến lễ chùa Yên Tử phải nộp phí 20.000 đồng (trẻ em dưới 7 tuổi), 40.000 đồng (người lớn), việc này khiến nhiều du khách vô cùng bất ngờ.

2
Người dân bất bình khi phải mua vé vào vãn cảnh.

Chùa Yên Tử (Tp Uông Bí, Quảng Ninh) được coi là vùng đất thiêng bao đời, chính vì vậy, những ngày đầu xuân, hàng chục ngàn người về du xuân, đi lễ. Tuy nhiên, nhiều người dân ngỡ ngàng trước việc tỉnh này thu phí trở lại sau 10 năm dừng thu.

Việc thu phí khiến nhiều người dân bức xúc, họ cho rằng xưa nay, chùa chiền là trốn linh thiêng, nay con người kinh doanh tận thu đến mức các con nhang đến cửa phật cũng phải đóng tiền.

Cụ bà Nguyễn Thị Hồng (79 tuổi, quê Bắc Giang) đặt câu hỏi: “Lễ chùa là quyền tự do của mỗi người. Tiền công đức được dùng để tu bổ chùa, vậy tại sao ở đây lại thu thêm khoản phí vãn cảnh chùa vô lí như vậy?”

“Đến Yên Tử chúng tôi mất rất nhiều khoản phí như gửi xe, phí cáp treo, xe điện, phí tham quan,…như vậy là phí chồng phí. Trong đó, chúng tôi bức xúc nhất là phí tham quan vì quá đắt và không hợp lý”, anh Nam (25 tuổi, quê Hải Dương) nói. 

Ông Giáp Văn Phúc (59 tuổi, quê Bắc Giang) thẳng thắn bày tỏ, đầu năm người dân đi lễ chùa để cầu phúc, cầu an lành mà lại mất tiền thì "sang năm sẽ không đến Yên Tử nữa”.

Ông Phạm Quốc Duyệt, nguyên cán bộ ngành văn hóa, Hội viên hội văn học nghệ thuật Quảng Ninh cho rằng, Yên Tử là nơi tâm linh lớn nhất Quảng Ninh nên việc thu phí ở đây là không hợp lý. Người dân khi đi lễ chùa thường có tiền công đức, đây là nguồn tiền dùng để tu bổ di tích. “Du khách đến vịnh Hạ Long là để du lịch, còn đến Yên Tử bằng cái tâm và để cầu nguyện”, ông Duyệt nói. 

1
Giá vé niêm yết được đặt tại cổng khách vào mua vé tại chùa Yên Tử.

Theo Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử, khoản phí thu được sẽ chi 20% để đảm bảo hoạt động của bộ máy Ban; 80% còn lại nộp ngân sách nhà nước để bổ sung nguồn lực cho TP Uông Bí thực hiện một số nhiệm vụ đầu tư và quản lý danh thắng Yên Tử. Cụ thể như, quản lý và tổ chức lễ hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; an toàn vệ sinh thực phẩm; cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường...

Đại đức Thích Đạo Hiển, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Việc thu phí vãn cảnh chùa Yên Tử là quyết định của HĐND tỉnh Quảng Ninh. Trước khi thực hiện quyết định trên, mấy năm vừa qua Giáo hội Phật Giáo tỉnh Quảng Ninh cũng góp ‎ý về vấn đề này nhưng không được chấp nhận với lí do họ thu phí để góp phần trùng tu tôn tạo chùa. Tuy nhiên trong bao năm qua, việc trùng tu tôn tạo chùa đều lấy kinh phí từ quỹ xã hội hóa giáo hội phật giáo tỉnh QN huy động nguồn từ công đức nhân dân”.

“Để hợp lý hóa, theo tôi, người dân dùng dịch vụ gì, trả phí dịch vụ đó. Nếu thu thêm phí vãn cảnh sẽ xảy ra tình trạng phí chồng phí. Tiền phí này chủ yếu phục vụ mục đích quản lý của chính quyền”, vị này nói.

Người dân đi lễ phật để bày tỏ niềm tin chứ không phải để tham quan vãn cảnh, đi du lịch. Họ đi lễ thể hiện đức tin với phật, nhưng lại yêu cầu họ nộp phí vãn cảnh, điều này bất hợp lý. “Chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng nhưng không được chính quyền chấp thuận.

GHPG VN tỉnh QN đại diện cho nguyện vọng của các tăng ni phật tử, đồng bào phật giáo trên địa bàn rất nhiều lần góp‎ nhưng không được chấp thuận nên chúng tôi phải chịu”, Đại đức Thích Đạo Hiển cho biết.

 

Đi chùa đầu năm: "Xoa tiền vào tượng là hành động bất kính với Phật, dễ bị tổn phúc"

“Đức phật bỏ tiền của như bỏ đờm, rãi. Nay chúng ta mang tiền của đến khụy lụy cầu xin ngài, đó không phải là làm xúc phạm thanh danh của người hay sao?", Thượng tọa Thích Tiến Đạt chia sẻ.

 

Status hay ngày 22/2: Đi chùa làm gì?

Mùa lễ hội, mùa đi đền chùa trong tháng Giêng đang diễn ra. Người Việt nô nức rủ nhau đi đền đi chùa, với hai mục đích chính là đi lễ cầu an cầu may và đi hội trong "tháng ăn chơi". Tuy nhiên, ngày nay, việc đi chùa, đi đền đã biến tướng với nhiều suy nghĩ sai lệch. Ban biên tập xin gửi tới độc giả những suy ngẫm của nhà báo Phạm Ngọc Dương trên trang cá nhân, quanh câu chuyện "Đi chùa làm gì?"

 

Những điểu kiêng kỵ khi đi chùa ngày Mồng Một Tết

Dân gian ta chiêm nghiệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Dưới đây là những điều tối kỵ nhất khi đi lễ chùa cầu may trong ngày Mồng Một Tết.