Gửi ngân hàng 100 triệu đồng, mỗi tháng lãi bao nhiêu tiền?

Thứ năm, 17/09/2020, 09:30 AM

Gửi tiền gửi tiết kiệm đang thu hút nhiều khách hàng vì những lợi ích thiết thực. Gửi ngân hàng 100 triệu đồng, mỗi tháng lãi bao nhiêu tiền?

Gửi ngân hàng 100 triệu đồng 1 tháng lãi bao nhiêu tiền?

Gửi ngân hàng 100 triệu đồng 1 tháng lãi bao nhiêu tiền?

Gửi ngân hàng 100 triệu đồng, mỗi tháng lãi bao nhiêu tiền?

Vơi 100 triệu đồng gửi vào ngân hàng, bạn sẽ hưởng được lãi bao nhiêu 1 tháng cao nhất. Cùng chúng tôi giải đáp bài toán này với các mức lãi suất khác nhau ở những ngân hàng. 

Nhằm cạnh tranh và thu hút nguồn vốn trong dân các ngân hàng luôn đưa ra nhiều hình thức gửi tiết kiệm, bên cạnh mức lãi suất, các nhà băng còn đưa ra chương trình gửi tiết kiệm kèm với bốc thăm trúng thưởng nhận quà.

Khảo sát lãi suất tiền gửi kì hạn 9 tháng tại 30 ngân hàng trong nước trong tháng 9/2020, dễ nhận thấy các ngân hàng đã công bố biểu lãi suất huy động mới. Trong đó nhiều ngân hàng có động thái hạ lãi suất theo xu hướng chung trong vài tháng gần đây. Biểu lãi suất tiết kiệm kì hạn 9 tháng tại 30 ngân hàng được khảo sát được áp dụng trong khoảng từ 4,2%/năm - 7,2%/năm.

So sánh lãi suất tại 30 ngân hàng thương mại trong nước, mức lãi suất tiền gửi cao nhất tại kì hạn 9 tháng hiện nay là 7,2%/năm. Mức lãi suất này được niêm yết tại Ngân hàng Đông Á, không phân biệt số tiền gửi.

Nối tiếp ngay sau đó là Ngân hàng Quốc Dân (NCB) với mức lãi suất niêm yết là 7,15%/năm. Ngân hàng Bản Việt có lãi suất cũng tương đối cao ở mức là 6,9%/năm. 

Trong tháng 9 này, thấp nhất bảng là ngân hàng Techcombank với lãi suất huy động thấp nhất dao động từ 4,2%/năm - 4,5%/năm tuỳ thuộc vào điều kiện số tiền gửi (dưới 1 tỉ đồng, từ 1 tỉ đồng đến dưới 3 tỉ đồng, từ 3 tỉ đồng trở lên), tương ứng giảm từ 0,5 - 0,6 điểm % cho mỗi phân khúc tiền gửi.

SeABank có mức lãi suất quy định cho từng số tiền gửi, cụ thể, với số tiền từ 10 tỉ đồng trở lên, lãi suất được qui định ở mức là 6,85%/năm; từ 5 tỉ đến dưới 10 tỉ đồng, lãi suất tiết kiệm niêm yết ở mức 6,8%/năm; còn với số tiền từ 1 tỉ đến dưới 5 tỉ đồng được hưởng lãi suất 6,75%/năm, khoản tiền từ 500 triệu đến dưới 1 tỉ đồng hưởng lãi suất 6,7%/năm và với khoản tiền từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng sẽ được áp dụng lãi suất là 6,65%/năm.

Gửi ngân hàng 100 triệu đồng, mỗi tháng lãi bao nhiêu tiền?

Dưới đây, chúng tôi xin cung cấp cho khách hàng mức lãi suất cao nhất áp dụng cho tháng 9/2020  tại các ngân hàng có kì hạn 12 tháng.

Ngân hàng Đông Á: Lãi suất 7,20%

Ngân hàng Quốc dân (NCB): Lãi suất 7,15%

Ngân hàng Bản Việt: Lãi suất 6,90%

Với nhóm 3 ngân hàng lãi suất cao nhất nêu trên, nếu bạn gửi ngân hàng 100 triệu đồng với thời hạn 12 tháng bạn sẽ có mức lãi suất được tính theo công thức.

Công thức tính lãi suất ngân hàng

Theo đó, cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng cho trường hợp này như sau:

Công thức:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/360.

Hoặc:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.

Ví dụ: Khách hàng gửi tiết kiệm 50,000,000 VND với kỳ hạn 1 năm tại Ngân hàng có mức lãi suất là 7%/năm. Đến kỳ hạn 1 năm, bạn có thể rút số tiền đã gửi ra. Cách tính lãi suất tiết kiệm trong trường hợp này như sau:

Số tiền lãi = Tiền gửi * 7%

= 50,000,000 x 7% = 3,500,000 VNĐ

Nếu đăng ký gói gửi kỳ hạn 6 tháng, ta có số tiền lãi:

Số tiền lãi = Tiền gửi x 7%/360  x 180

= 50,000,000 x 7%/360 x 180 = 1,750,000  VNĐ

Như vậy, để biết được gửi ngân hàng 100 triệu đồng thời hạn 12 tháng, thì mỗi tháng lãi bao nhiêu, chúng ta sẽ tìm ra kết quả bằng công thức trên.

Ngân hàng Đông Á: Tiền lãi thu về 7,2 triệu đồng/năm, 1 tháng lãi 600.000 đồng

Ngân hàng Quốc dân (NCB): Tiền lãi thu về 7,15 triệu đồng/năm, 1 tháng tiền lãi 595.800 đồng

Ngân hàng Bản Việt: Tiền lãi thu về 6,9 triệu đồng/năm, tương đương 1 tháng tiền lãi 575.800 đồng

Với công thức trên dựa vào bảng lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng dưới đây bạn sẽ tự tính được số tiền lãi và số tiền gửi.

Bảng so sánh lãi suất ngân hàng kì hạn 9 tháng mới nhất tháng 9/2020

Ngân hàng Số tiền gửi Lãi suất
Ngân hàng Đông Á Không yêu cầu 7,20%
Ngân hàng Quốc dân (NCB) Không yêu cầu 7,15%
Ngân hàng Bản Việt Không yêu cầu 6,9%
SeABank Từ 10 tỉ trở lên 6,85%
SeABank Từ 5 tỉ - dưới 10 tỉ 6,80%
SeABank Từ 1 tỉ - dưới 5 tỉ 6,75%
Ngân hàng Bắc Á Không yêu cầu 6,7%
SeABank Từ 500 trđ - dưới 1 tỉ 6,70%
PVcomBank Không yêu cầu 6,70%
VietBank Không yêu cầu 6,50%
Kienlongbank Không yêu cầu 6,40%
Saigonbank Không yêu cầu 6,40%
SCB Không yêu cầu 6,40%
SHB Từ 2 tỉ trở lên 6,2%
SeABank Dưới 100 trđ 6,20%
Ngân hàng OCB Không yêu cầu 6,20%

Để cho quá trình gửi tiết kiệm thật sự khoa học và hiệu quả, hãy lưu ý vài điều sau:

- Lựa chọn thời hạn gửi tiết kiệm hợp lý. Hãy chắc chắn rằng số tiền nhàn rỗi của bạn chưa có kế hoạch sử dụng.

- Số tiền lãi thu về của các hạn mức trên chỉ đúng với điều kiện bạn gửi tiết kiệm và rút đúng kì hạn hợp đồng.

- Trường hợp bạn rút tiền khi hợp đồng kí gửi tiết kiệm chưa kết thúc thời gian thì ngân hàng có quyền điều chỉnh mức lãi suất hoặc tệ hơn là mất lãi.

- Thời hạn kết thúc hợp đồng gửi tiết kiệm sẽ được ngân hàng tính từ lúc bạn nhận sổ tiết kiệm do đơn vị này phát hành. Lúc này, bạn có thể rút tiền gốc và lãi theo quy định.

Bài liên quan