Hãng hàng không nào thu phụ phí cao nhất?

Thứ hai, 13/07/2020, 09:16 AM

Cơ cấu giá vé máy bay nội địa của Việt Nam thường bao gồm: giá vé máy bay do hãng niêm yết, thuế giá trị gia tăng, phí an ninh soi chiếu, phí sân bay, phí quản trị, phụ thu xăng dầu...

Cơ cấu giá vé máy bay nội địa của Việt Nam thường bao gồm: giá vé máy bay do hãng niêm yết, thuế giá trị gia tăng, phí an ninh soi chiếu, phí sân bay, phí quản trị, phụ thu xăng dầu...

Cơ cấu giá vé máy bay nội địa của Việt Nam thường bao gồm: giá vé máy bay do hãng niêm yết, thuế giá trị gia tăng, phí an ninh soi chiếu, phí sân bay, phí quản trị, phụ thu xăng dầu...

Từ khi các hãng hàng không quay trở lại khai thác hậu Covid-19, một mặt các hãng hàng không có chủ trương kích cầu bằng các chương trình khuyến mãi giảm giá, mặt khác giá các phí phụ thu cũng được điều chỉnh theo hướng tăng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, cơ cấu giá vé máy bay nội địa của Việt Nam thường bao gồm: giá vé máy bay do hãng niêm yết, thuế giá trị gia tăng, phí an ninh soi chiếu, phí sân bay, phí quản trị, phụ thu xăng dầu...

Trong các loại thuế, phí trên, một số loại thuế phí các hãng đều phải thu như nhau là: thuế giá trị gia tăng nộp cho nhà nước, phí dịch vụ hành khách (phí sân bay) và phí soi chiếu an ninh do hãng hàng không thu hộ nộp cho các đơn vị quản lý cảng, mức thu tùy từng sân bay. 

Còn lại một số loại phí do hãng tự thu với những mức thu khác nhau, tùy theo sự tính toán của các hãng... 

Từ 1/4, Vietnam Airlines và Pacific Airlines đã thực hiện tăng phí quản trị hệ thống cho các hành trình nội địa từ 250.000 đồng lên 350.000 đồng (tăng 100.000 đồng). Tương tự, sau giai đoạn giãn cách xã hội, Bamboo Airways từ 210.000 đồng lên 250.000 đồng (tăng 40.000 đồng).

Theo lý giải từ các hãng hàng không, việc thu các khoản phí này nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh của hãng và nâng cao chất lượng dịch vụ. 

Cơ cấu giá vé máy bay của Việt Nam cũng tương tự cơ cấu giá vé máy bay của các hãng hàng không khác trên thế giới. Điểm khác biệt là, tuy giá vé máy bay tại Việt Nam được điều hành theo cơ chế thị trường nhưng vẫn có can thiệp của nhà nước bằng quy định giá trần.

Hiện khung giá trần vé máy bay nội địa đang áp dụng như quy định từ tháng 8/2015 với 5 khung giá, thấp nhất là 1,6 triệu đồng/vé với đường bay dưới 500km và cao nhất là 3,75 triệu đồng/vé với đường bay từ 1.280km trở lên. Các hãng có thể thu thêm các loại phí nhưng tổng giá vé không được vượt quá giá trần.

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố tình hình khai thác chuyến bay đúng giờ (OTP), chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020. Trong đó, tỷ lệ các chuyến bay chậm huỷ chuyến tiếp tục tăng cao.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2020, Bamboo Airways có tỷ lệ bay đúng giờ, chiếm tỷ lệ 95,6% - cao hơn tỷ lệ chung của toàn ngành là 89,8%. Sau Bamboo Airways là Vasco với 4.560 chuyến đúng giờ trên tổng số 4.299 chuyến bay thực hiện trong năm 2020, đạt tỷ lệ đúng giờ 94,3%. Vietnam Airlines và Vietjet Air với tỷ lệ OTP trung bình 6 tháng đầu năm 2020 lần lượt là 91,9% và 86,6%.

Đặc biệt, Jetstar Pacific có tỷ lệ OTP trung bình 2 quý đầu năm 2020 đạt 83,0%, tương ứng 6.141 chuyến bay đúng giờ trong tổng số 7.401 chuyến đã khai thác, thấp nhất trong ngành.

Trong 11.485 chuyến bay cất cánh muộn, nguyên nhân được Cục Hàng không Việt Nam đưa ra chủ yếu là tàu bay về muộn với 6.383 chuyến, tương đương 55,6%; tiếp theo là do hãng hàng không 31,8% và do trang thiết bị và dịch vụ tại cảng 6,3%.

Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải cũng vừa chỉ thị các hãng hàng không chưa mở cửa cho khách du lịch quốc tế nhập cảnh Việt Nam, tăng tần suất chuyến bay có thu phí để đưa người Việt Nam ở nước ngoài về nước và nhà đầu tư, doanh nhân, nhà ngoại giao, chuyên gia, công nhân lành nghề... nhập cảnh Việt Nam.

Bộ Giao thông Vận tải lưu ý các hãng hàng không phải thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch trong việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước. Các thủ tục, hồ sơ đăng ký và hình thức cách ly phải linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo an toàn khi nhập cảnh.

Bài liên quan