Hoa gạo cuối tháng 3: Chút kiêu hãnh mùa xuân sót lại
Thứ tư, 01/04/2020, 06:36 AM
Bao mùa hoa gạo qua là bấy nhiêu mùa hoài niệm, về quê hương, về những ngày tháng 3 cũ kỹ nhuốm màu thời gian.
- Thiếu nữ 10X bị hiếp dâm trong đêm: Nhóm đối tượng bàn bạc mua BCS từ trưa
- Thủ tướng chỉ thị: Thực hiện cách ly toàn xã hội 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4
- Thực hư thông tin vụ nổ súng ở Hà Đông
- Những quy định mới áp dụng từ 1/4: Taxi công nghệ không phải gắn hộp đèn

Hà Nội bất kỳ tháng nào cũng đẹp bởi những sắc hoa. Những tháng mùa xuân ngắn ngủi, màu trời chưa kịp xanh trong, chỉ duy có những bông gạo đỏ rực tô điểm cho những ngày lạnh cuối cùng. Chẳng thế mà người xưa có câu: “Bao giờ cho đến tháng ba/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn”.

Tháng 3, tháng của những ngày gió nồm, mưa ẩm lại là thời điểm những bông hoa gạo nở bung.

Nằm trong khuôn viên Bảo tang Lịch sử Quốc gia (phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) có lẽ cây hoa gạo này to và đẹp nhất giữa thủ đô.


Cây gạo còn có tên gọi khác là Mộc miên, Pơ Lang, ở Hà Nội tuy không phải loài hoa phổ biến nhưng hoa gạo vẫn là một hình ảnh đẹp đẽ, thân thương với người dân nơi đây. Hoa gạo mọc riêng lẻ chứ không theo chùm. Hoa trên cây nở dày đặc khiến cả một mảng trời nhuộm màu hoa, nhìn từ xa như mâm xôi gấc.

Hoa gạo thường nở vỏn vẹn trong tháng 3, nhưng chỉ ít ngày vậy thôi cũng đủ làm người ta mê mẩn bởi “cá tính” riêng có của của những bông hoa gạo.

Chẳng nhiều cánh và mỏng manh như những loài hoa duyên dáng khác, hoa gạo chỉ vỏn vẹn 5 cánh, cứng rắn và quyến rũ.

Có người nói, tháng 3 là tháng của mưa bụi, của làn gió lành lạnh mơn trớn, của hoa gạo và của nhớ thương.

Thời gian cũng trôi qua và những bông hoa gạo cũng rụng xuống theo thời gian.

Thời điểm cuối tháng 3 cũng là lúc cuối mùa hoa gạo. Rồi khi hoa rụng hết cây gạo lại vươn mình đón thời tiết chuyển giao mùa.

Chùa Thầy từ lâu đã nổi tiếng không chỉ ở truyền thuyết kỳ ảo, linh thiêng xung quanh cuộc đời thiền sư Từ Đạo Hạnh mà còn bởi cây gạo rất đẹp nơi đây. Cây gạo cổ thụ cao khoảng 30m, với đường kính gốc cỡ 3 người ôm. Rất nhiều người đã tìm đến đây để chụp ảnh và những cô gái thướt tha trong những tà áo dài không bỏ lỡ cơ hội để ghi lại những hình ảnh đáng nhớ này.



Những bông hoa rụng trở thành “đạo cụ” để nhớ một mùa hoa, Thủy Đình được coi là một bối cảnh không thể bỏ qua cho những bức ảnh lưu niệm.

Chị Hải An (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, tranh thủ lúc hoa chưa rụng hết, chịvài người bạn của chị đi chụp hình lưu niệm.




“Chúng tôi thích hoa gạo không chỉ vì màu đỏ rực rỡ, nổi bật mà còn gợi lại những kỉ niệm về tuổi thơ lấm lem, đơn sơ của tôi khi sinh ra và lớn lên ở cách xa thành phố”, chị An nói thêm.



Tiết trời tháng 3 này dễ đưa con người ta rơi vào một mảng ký ức xưa cũ rực rỡ và ướt át riêng có của những ngày “Rét cố” này.

Có người chẳng thích tiết trời tháng ba ẩm ương, nồm ướt và cũng chẳng thích màu gắt đỏ của hoa gạo, ấy thế mà khi chúng quyện vào nhau lại khiến người khác dễ rung rinh đến thế.
