Indonesia lần đầu thử nghiệm tàu ngầm nội địa

Thứ tư, 05/02/2020, 07:00 AM

Vào đầu tháng 02/2020, Indonesia đã bắt đầu tiến hành các thử nghiệm đi biển với tàu ngầm được lắp ráp nội địa đầu tiên của nước này. Đây được xem như một dấu mốc quan trọng đối với ngành công nghiệp quốc phòng và hải quân đất nước vạn đảo.

Empty

Là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, trong quá khứ Indonesia đã từng sở hữu một lực lượng tàu ngầm tương đối mạnh mẽ ở khu vực châu Á. Tuy nhiên, hiện nay số tàu ngầm của nước này đang ở mức ít hơn so với kì vọng. Theo nhiều phân tích, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tác chiến trên vùng biển của mình, Indonesia sẽ cần đến ít nhất 12 tàu ngầm hiện đại. Trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Joko Widodo đang thúc đẩy hiện đại hóa quân sự, thì lực lượng tàu ngầm cũng đang rất được quan tâm.

Hàn Quốc là một trong những đối tác mà Indonesia quan tâm để hợp tác tăng cường khả năng của lực lượng tàu ngầm. Vào năm 2011, Jakarta đã thỏa thuận đặt hàng Hàn Quốc ba tàu ngầm, và dự kiến nhiều kế hoạch hợp tác tiềm năng trong tương lai, tùy theo năng lực chuyên môn và công nghệ của quốc gia vạn đảo.

Hàn Quốc là một trong những đối tác mà Indonesia đã chuyển sang để tăng cường khả năng của mình, với việc Jakarta đặt hàng ban đầu ba tàu ngầm trong một thỏa thuận đạt được vào năm 2011 và các kế hoạch tiềm năng sẽ được thực hiện nhiều hơn khi nhà nước Đông Nam Á cũng dần phát triển khả năng của mình về chuyên môn và bí quyết công nghệ. Lớp tàu ngầm này được định danh là lớp Nagapasa, dựa trên cơ sở tàu ngầm lớp Chang Bogo của Hàn Quốc. Hai tàu ngầm lớp Nagapasa đầu tiên mang tên KRI Nagapasa (403), và KRI Ardadedali (404) đã được đóng tại Hàn Quốc và bàn giao cho Indonesia. Chiếc thứ ba mang tên KRI Alugoro (405) được đóng trong nước bởi PT PAL Indonesia.

Vào năm 2019, Indonesia tiếp tục đặt hàng thêm 3 tàu ngầm lớp Nagapsa, với tổng giá trị hợp đồng lên đến 1,02 tỉ USD. Trong đó chiếc tàu ngầm thứ tư sẽ được Hàn Quốc chuyển giao công nghệ đóng cho Indonesia, để nước này có cơ sở tự mình đóng hai chiếc tàu ngầm thứ năm và thứ sáu ở trong nước

Trong dịp đầu tháng này, chiếc KRI Alugoro mang số hiệu 405 - chiếc tàu ngầm lắp ráp trong nước đầu tiên của Indonesia - đã được thử nghiệm trên biển.

Empty

Theo phát ngôn của tập đoàn đóng tàu nhà nước Indonesia, PT PAL, tàu ngầm KRI Alugoro đã thực hiện thành công giai đoạn thử nghiệm lặn sâu danh nghĩa (Nominal Diving Depth - NDD) ở vùng biển ngoài khơi Banyuwangi và ở biển Bali. Trong giai đoạn NDD, Aluguro được cho là có thể lặn xuống độ sâu khoảng 250 mét.

PT PAL không cung cấp quá nhiều thông tin, nhưng đã tuyên bố rằng hợp đồng đã hoàn thành khoảng 90%.

Tàu ngầm KRI Aluguro dự kiến ​​sẽ được bàn giao cho Hải quân Indonesia trong năm nay, nhưng không có mốc thời gian cụ thể nào được công bố vào thời điểm này.

Đánh giá sơ bộ về lực lượng tàu ngầm của Indonesia, có thể thấy rõ rằng hải quân nước này đang từng bước xây dựng hạm đội tàu ngầm trên ba trụ cột chính: (i) cốt lõi công nghệ Đức, (ii) sự hỗ trợ của Hàn Quốc, và (iii) ngành công nghiệp quốc phòng nội địa. Có thể thấy rõ điều này qua lớp tàu ngầm Nagapasa, khi chúng được thiết kế dựa trên lớp Chang Bogo của Hàn Quốc (hiện nay Hải quân Hàn Quốc đang vận hành 9 tàu ngầm Chang Bogo). Đến lượt mình, lớp Chang Bogo lại dựa trên cơ sở lớp tàu ngầm Kiểu 209 của Howaldtswerke-Deutsche Werft (HDW), Đức.

Ngoài các tàu ngầm lớp Nagapasa, Hải quân Indonesia còn đang sở hữu hai tàu ngầm lớp Cakra, vốn là các tàu ngầm Kiểu 209 được trang bị lại bởi Tập đoàn Công nghiệp hàng hải và đóng tàu Daewoo (Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering - DSME) của Hàn Quốc. Nhìn chung, cả hai loại tàu ngầm của Hải quân Indonesia đều thống nhất sử dụng phần lớn các loại thiết bị, khí tài, vũ khí dưới nước cho tàu ngầm. Điều này tạo thuận lợi lớn cho công tác đảm bảo hậu cần.

Các tàu ngầm lớp Nagapasa dài 61,3m, có lượng giãn nước khoảng 1.400 tấn, dài 61,3m. Tốc độ khi lặn của tàu ngầm lớp Nagapasa có thể đạt đến 21 knots (tương đương 39km/h), với tầm hoạt động tối đa khoảng 10.000 hải lý. Tàu có biên chế thủy thủ đoàn 40 người, trang bị tám ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn 533mm, có thể sử dụng ngư lôi hạng nặng AEG SUT 264 (Đức) hoặc ngư lôi “Cá mập đen” WASS Black Shark của Hàn Quốc, với đầu nổ mạnh. Ngoài ra, tàu ngầm lớp Nagapasa cũng có thể thực hiện rải thủy lôi trên biển, để phong tỏa đường đi của tàu thuyền đối phương.

Bài liên quan