Khách nhậu bỏ chạy, để lại xe khi bị CSGT yêu cầu đo nồng độ cồn

Thứ năm, 23/05/2019, 13:02 PM

Trước những vụ tai nạn đáng tiếng liên tục xảy ra, lực lượng CSGT Hà Nội đã tiến hành ra quân lập chốt đo nồng độ cồn đối với những chủ phương tiện lưu thông trên đường.

 Lực lượng chức năng tiến hành đo nồng độ cồn trước quán nhậu.

Tại đội CSGT số 6 đang làm việc trên đường Hoàng Quốc Việt (TP Hà Nội) đã phát hiện nhiều trường hợp chủ phương tiện đi từ quán nhậu đi trên đường có nồng độ cồn trong cơ thể vượt mức cho phép. 

Trong quá trình xử lý đã ghi nhận một số trường hợp bất hợp tác khi không chấp hành yêu cầu xuất trình giấy tờ xe, thổi kiểm tra nồng độ cồn, đặc biệt có trường hợp người vi phạm bỏ đi không chấp hành yêu cầu của lực lượng chức năng và bỏ lại phương tiện.

Theo quy định đối với phương tiện xe gắn máy, phạt nồng độ cồn được tính khi người điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Mức xử phạt được áp dụng là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

khach-nhau-bo-chay-de-lai-xe-khi-thay-csgt-lap-chot-do-nong-do-con
Người điều khiển phương tiện sẽ được xử phạt nếu máy đo nồng độ cồn thông báo mức cồn trong hơi thở vượt mức cho phép.

Đặc biệt khi gây tai nạn, người điều khiển phương tiện sẽ bị tạm giữ phương tiện 7 ngày và tước giấy phép lái xe 2 tháng. Nặng hơn khi nồng độ cồn đo được vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Cùng với đó là bạn cũng sẽ bị tước giấy phép lái xe 02 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày, dù không gây ra tai nạn giao thông.

Đối vói người điều khiển ô tô mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng được áp đối với tài xế ô tô có nồng độ cồn không vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Cùng với đó là bị tước bằng lái xe ô tô từ 01 đến 03 tháng.

Mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng – 8.000.000 đồng được áp đối với tài xế lái xe ô tô trên có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Giấy phép lái xe sẽ bị giam từ 03 tháng đến 05 tháng trong trường hợp này. Mức phạt tiền nặng nhất từ 16.000.000 đồng – 18.000.000 đồng được áp đối với tài xế ô tô có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Bằng lái xe ô tô sẽ bị “giam” từ 04 đến 06 tháng.

 

Khi bóng đá hưởng ứng phong trào: 'Uống rượu bia - Không lái xe'

Ngoài việc chụp ảnh chung với bandroll "Uống rượu bia - Không lái xe", các cầu thủ, ban huấn luyện, trọng tài làm nhiệm vụ tại vòng 10 V.League 2019 sẽ cùng dán Sticker này lên áo thi đấu.

 

Hàng nghìn người đi bộ kêu gọi 'uống rượu bia không lái xe' ở Hồ Gươm

Sáng 12/5, tại phố đi bộ Hồ Gươm (Hà Nội) hàng nghìn người đã có mặt để tham gia sự kiện tuần hành phản đối 'ma men' với thông điệp đã uống rượu thì không lái xe, đã lái không uống.

 

Rượu bia 'xịn' cũng gây ung thư, luật cần đủ mạnh để phòng chống

Rượu, bia đã được khẳng định là chất gây ung thư, dù là sản phẩm đảm bảo chất lượng chứ không chỉ rượu, bia giả, kém chất lượng. Do vậy, Luật phòng chống tác hại của rượu bia phải bao phủ toàn bộ các sản phẩm rượu bia chứ không chỉ nhằm vào rượu bia kém chất lượng...