Khí đốt tự nhiên: EU sẽ đối mặt tình thế khó khăn hơn vào năm 2023

Chủ nhật, 22/01/2023, 07:00 AM

Trong một báo cáo mới do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) phát hành, ông Fatih Birol - Giám đốc điều hành IEA cảnh báo: “Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nhưng nguy cơ vẫn còn đó”.

Giám đốc IEA Fatih Birol (phải) cùng với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen thảo luận về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Châu Âu

Giám đốc IEA Fatih Birol (phải) cùng với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen thảo luận về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Châu Âu

Mức tiêu thụ khí đốt của EU giảm hơn 10% vào năm 2022

Sau sự kiện chiến tranh Nga - Ukraine, EU chỉ nhập khẩu được gần 60 tỷ m3 (bcm) từ Nga trong năm 2022, so với con số 155 bcm của năm 2021.

Trong bối cảnh trên, mức tiêu thụ khí đốt ở EU đã giảm gần 50 bcm vào năm 2022, tức hơn 10% so với năm 2021.

3 yếu tố làm dấy lên lo ngại về một viễn cảnh căng thẳng tăng cao trong năm 2023

IEA cảnh báo: EU có thể phải đối mặt với một tình huống thậm chí còn nghiêm trọng hơn vào năm 2023, vì sản lượng khí đốt Nga nhập khẩu qua đường ống sẽ đạt mức thấp hơn rất nhiều vào năm tới so với năm 2022.

istockgrassetto-1403627654-696x39220230120232008

Ngoài ra, nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) - loại khí mà EU phụ thuộc rất nhiều, cũng sẽ bị “thắt chặt”: Trên lý thuyết, kim ngạch nhập khẩu LNG của các quốc gia thành viên có thể tăng khoảng 40 bcm vào năm 2023. Tuy nhiên, theo ước tính thực tế của IEA, nguồn cung có thể sẽ chỉ tăng thêm khoảng 20 bcm trong năm tới. Hiện nay, hạn ngạch nhập khẩu LNG của Trung Quốc giảm rất mạnh bởi quyết định thực thi chính sách kiểm soát dịch COVID-19 nghiêm ngặt của quốc gia này. Nhưng một khi nhu cầu phục hồi, Trung Quốc sẽ cạnh tranh khốc liệt với châu Âu để có nguồn cung LNG.

Cuối cùng, IEA nhắc lại: EU đang trải qua giai đoạn thời tiết “dễ chịu lạ thường” vào đầu mùa đông năm nay. Theo ước tính của IEA, hiện tượng khí tượng này đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ khí đốt của các quốc gia thành viên hơn 10 bcm.

EU có biện pháp nào để đáp ứng lần “căng thẳng” tiếp theo?

Theo dự tính của IEA, trong năm 2023, khoảng cách trên lý thuyết, giữa nhu cầu “cơ bản” của EU và nguồn cung “cơ bản” của họ sẽ là 57 bcm. Nhưng IEA cho biết, mức tiêu thụ khí đốt của các quốc gia EU có thể giảm được tận 30 bcm nếu họ “thực hiện những hành động thiết yếu” (cụ thể là sản xuất nhiều năng lượng tái tạo hơn, bao gồm cả thủy điện và hạt nhân).

Từ đó, khoảng cách sẽ rút xuống còn khoảng 27 bcm (tức khoảng 6,5% lượng khí đốt mà EU đã tiêu thụ vào năm 2021). Để giảm được mức tiêu thụ, EU cần những hành động bổ sung để đảm bảo cân bằng mức cung - cầu cho khí đốt trong năm 2023. Theo khuyến nghị của IEA, những hành động này cần phải thỏa 4 tiêu chí sau: Là những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; triển khai nhanh hơn năng lượng tái tạo; tăng tốc điện khí hóa hệ thống sưởi; thay đổi thói quen của người tiêu dùng.