Thứ ba, 12/12/2017, 13:24 PM
  • Click để copy

Sự tử tế không có ranh giới và những bức tường này là minh chứng

“Bức tường của sự tử tế” là một khái niệm mới đang lan truyền ở khắp Ấn Độ, đây là nơi những tấm áo, đồ tốt không dùng tới được dành tặng cho những người nghèo.

khong-co-ranh-gioi-o-su-tu-te-va-nhung-buc-tuong-nay-la-minh-chung
Những người dân Ấn Độ trang trí cho những bức tường bằng chính lòng hảo tâm của mình

Tại Ấn Độ, những bức tường là nơi lòng tốt và sự tử tế được bộc lộ một cách độc đáo.

“Nếu bạn có những món đồ thừa không dùng đến, hãy treo nó ở đây”

Trên những bức này là dòng thông báo dành cho tất cả mọi người: “Nếu bạn có những món đồ thừa không dùng đến, hãy treo nó ở đây”.

Đã có rất nhiều người, thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đến với những bức tường này để ủng hộ những gì có thể. Và cũng đã có rất nhiều người cần được giúp đỡ tới đây để chọn cho mình những món đồ có thể sử dụng được. Những bức tường như thế này được gọi là “Bức tường của sự tử tế”.

khong-co-ranh-gioi-o-su-tu-te-va-nhung-buc-tuong-nay-la-minh-chung
Những bộ quần áo được đem tới ủng hộ.

Khái niệm “Bức tường của sự tử tế” đang được lan rộng tại Ấn Độ ngày nay. Vẻ đẹp của nó nằm ở những món quà ẩn danh. Tất cả những món đồ như quần áo, giầy dép, các vật dụng vv… cho dù đến từ người ở tầng lớp nào, đang làm gì, là nam hay nữ đều không có ai biết.

Họ đơn giản chỉ đến và đặt những thứ mình không dùng đến, để dành tặng cho những người cần, mà không mong chờ được vinh danh hay được cảm ơn.

Lòng tốt nằm ngoài sự mong đợi

Tại Chandigarh, tổ chức phi lợi nhuận Yuvsatta là nơi đã phát động nên chiến dịch “Bức tường của sự tử tế” với câu khẩu hiệu, cũng là thông điệp của chiến dịch, là “Tình người là tối thượng!”. Ban đầu, đối tượng hướng đến ở phía người ủng hộ chỉ mới dừng lại ở các em học sinh. Nó đã lan rộng tại hơn 8 trường đại học hiện nay. Các cơ sở giáo dục đều tham gia một cách hào hứng, cũng là hoạt động để giáo dục lòng tốt cho trẻ.

Khái niệm về bức tường tử tế có nguồn gốc từ Iran cách đây vài năm. Hãng thông tấn IANS trích lời ông Pramod Sharma, một điều phối viên của tổ chức phi lợi nhuận Yuvsatta:

“Điều đẹp nhất của chiến dịch này là cả người trao và người nhận không biết mặt nhau và tất cả đều là ẩn danh. Lòng tốt, sự cho đi và lòng biết ơn từ người nhận là những điều duy nhất được tôn vinh”.

khong-co-ranh-gioi-o-su-tu-te-va-nhung-buc-tuong-nay-la-minh-chung
Một thiếu niên đến với bức tường này để chọn món đồ mình muốn.

Qua nhiều năm, nó đã được thực hiện tại một số quốc gia khác như Pakistan, một phần của Trung Quốc và một số nước khác. Tại vùng Punjab của Ấn Độ, chiến dịch này còn được gọi là “Neki Di Deewar”. Ở Hindi, nó cũng được gọi bằng tên tương tự. Ở Odiya, “Bức tường của sự tử tế” được gọi là “Daya Pracheer”.

Tại Delhi, hai người đồng sở hữu của một công ty dịch thuật nhỏ, Moraine Group, đã bắt đầu chiến dịch này bằng cách đặt tấm áp phích ở các địa điểm tại trung tâm. Vijay Shankar, 32 tuổi, và Abhishek Singh, 33 tuổi là hai người thực hiện sáng kiến ​​này, cũng như truyền bá nó. Họ đã dán áp phích trong 8 địa điểm và ở đâu cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình.

Ông Shankar nói “Chúng tôi đã thực hiện được sáng kiến này vào năm ngoái, và quả thực, lòng tốt và sự hào phóng của mọi người khiến chúng tôi kinh ngạc. Tại một điểm, chúng tôi đã có hơn 10.000 bộ quần áo gần bức tường Uttam Nagar”.

khong-co-ranh-gioi-o-su-tu-te-va-nhung-buc-tuong-nay-la-minh-chung

Sáng kiến về “Bức tường của sự tử tế” đặc biệt hữu ích trong mùa đông. Tại Ấn Độ, lượng người vô gia cư vẫn còn rất cao, mùa đông năm nào cũng là một nỗi lo đối với họ. Những chiếc áo ấm là nguồn động viên, an ủi mạnh mẽ đối với những mảnh đời này. Shankar và Singh đang tiếp tục chọn lựa những địa điểm khác nữa để tổ chức “Bức tường của sự tử tế”.

Jagannath Panograhi, một cư dân của vùng Vani Vihar chia sẻ: “Tôi thấy mọi người đang để lại rất nhiều giầy dép, quần áo, sách vở cho những người thiếu. Trong vòng 2 ngày, số đồ này cũng đã được nhận hết. Ngày hôm sau, chúng tôi lại thấy rất nhiều đồ dùng và chẳng bao lâu lại hết. Tôi cảm thấy vô cùng xúc động và ấm lòng với sáng kiến này”.

Tại Barbil ở Odisha, sáng kiến này cũng đã được thực hiện. Chittaranjan Kar, một nhà báo chuyên nghiệp và bạn của ông, bà Kali Prasad Mahanta, đã bắt đầu thành lập “Bức tường của sự tử tế” cách đây 6 tháng. Ông Kar cho biết: “Ngoài thu gom quần áo, đồ dùng, chúng tôi còn tổ chức các buổi hiến máu trong các viện nghiên cứu”.

khong-co-ranh-gioi-o-su-tu-te-va-nhung-buc-tuong-nay-la-minh-chung
Bức tường của sự tử tế

Ông Kar muốn những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn được tự chọn những bộ quần áo và đồ chơi theo ý thích của chúng. Ông muốn được nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của những đứa trẻ này. “Ánh sáng của đời tôi chính là được nhìn thấy chúng được hạnh phúc”.

Nhiều cư dân ở vùng Uttar Pradesh đã miệt mài ủng hộ cho sáng kiến này trong suốt một thời gian dài, và tất cả đều đồng ý rằng, “Bức tường của sự tử tế” là thứ đã truyền cảm hứng cho mọi người mỗi ngày, để làm việc vì lợi ích của xã hội, không chỉ vì bản thân mình.

“Bức tường của sự tử tế” tại Sai Chanduram Ashram ở Jaripatka ở Nagpur cũng thường xuyên nhận được những bộ quần áo và vật dụng. Deepika Janiyani, một cư dân ở Nagpur, nói: "Bất cứ khi nào tôi đi ngang qua nơi này, tôi luôn nhìn thấy những bộ quần áo được treo trên tường. Tôi rất vui khi được nhìn thấy cảnh tượng này".

 

Người đàn ông vô gia cư 3 năm bên góc phố và người phụ nữ thay đổi cuộc đời anh

Người đàn ông vô gia cư Victor Hubbard đã đứng bên góc đường 3 năm để chờ mẹ mình trở về. Cảm thương với tình cảnh của Victor, một người phụ nữ đã quyết định giúp đỡ, và cô đã thay đổi cả cuộc đời anh.