Kiểm toán cả người nộp thuế gây phản ứng

Thứ hai, 11/03/2019, 13:40 PM

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng hiện nay hoạt động kiểm toán vẫn chưa bao quát được hết các địa phương trong cả nước, nay lại mở rộng đối tượng là người nộp thuế thì tính khả thi khó có thể đảm bảo được.

kiem-toan-ca-nguoi-nop-thue-gay-phan-ung
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN

Sáng nay (11/3), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Kiểm toán nhà nước 2015 sửa đổi. Theo Tổng kiểm toán Hồ Đức Phớc, sau 3 năm thực hiện Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập đòi hỏi phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.

Luật KTNN được sửa đổi, bổ sung góp phần hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của KTNN, của Tổng KTNN; làm rõ và đầy đủ phạm vi, đơn vị được kiểm toán phù hợp với đối tượng kiểm toán theo quy định của Hiến pháp…

Tại lần sửa đổi này, KTNN đề xuất bổ sung đơn vị được kiểm toán vào khoản 13 Điều 55, cụ thể: Người nộp thuế; tổ chức sử dụng, khai thác đất đai, tài nguyên, khoáng sản; tổ chức khác có hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách (UBTCNS) cho rằng, nội dung đề xuất như Tờ trình về bản chất là mở rộng đơn vị được kiểm toán so với quy định của Luật hiện hành. Đa số ý kiến đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành vì theo quy định của Luật Quản lý thuế, khái niệm “người nộp thuế” bao gồm cả tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

Do đó, quy định như dự thảo Luật sẽ có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, không chỉ các tổ chức mà còn cả hộ gia đình và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế đều thuộc diện đơn vị được kiểm toán.

Như vậy chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ với cơ quan quản lý thuế, không bảo đảm thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW. Đồng thời, người nộp thuế chỉ góp phần tạo lập, không tham gia vào quy trình quản lý, sử dụng tài chính công nên chỉ có vai trò phối hợp cung cấp thông tin trong quá trình kiểm toán.

kiem-toan-ca-nguoi-nop-thue-gay-phan-ung
Tổng kiểm toán Hồ Đức Phớc.

Bên cạnh đó, một số nội dung thể hiện trong Tờ trình lý giải cho việc bổ sung đối tượng được kiểm toán chưa thực sự thuyết phục vì các khó khăn, vướng mắc này chủ yếu phát sinh từ thực tiễn hoạt động, do công tác tuyên truyền, phối hợp của các cơ quan liên quan, không xuất phát từ bất cập của Luật hiện hành, không đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Luật.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải cho rằng, đề xuất trên của Kiểm toán Nhà nước thực chất là mở rộng đối tượng được kiểm toán so với quy định của luật hiện hành.

Theo ông Hải, đa số các thành viên Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành, bởi theo quy định của Luật quản lý thuế, khái niệm “người nộp thuế” bao gồm cả tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Do vậy, quy định như Dự thảo luật sẽ có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, không chỉ các tổ chức mà còn cả hộ gia đình và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế đều thuộc diện đơn vị được kiểm toán.

Điều này dẫn đến sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ với cơ quan quản lý thuế, không bảo đảm thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết số 18- NQ/TW (một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả).

Cạnh đó, người nộp thuế chỉ góp phần tạo lập, không tham gia vào quy trình quản lý, sử dụng tài chính công nên chỉ có vai trò phối hợp cung cấp thông tin trong quá trình kiểm toán.

Thảo luận sau đó, nhiều ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng tình với đề xuất nêu trên.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng hiện nay hoạt động kiểm toán vẫn chưa bao quát được hết các địa phương trong cả nước, nay lại mở rộng đối tượng là người nộp thuế thì tính khả thi khó có thể đảm bảo được.

Giải trình sau đó, Tổng kiểm toán Hồ Đức Phớc cho biết, KTNN chỉ kiểm tra các cơ quan quản lý thuế nhưng muốn đối chiếu các nộp thuế để đánh giá cơ quan quản lý thuế có làm đúng trách nhiệm hay không chứ không phải kiểm toán người nộp thuế vì KTNN cũng không đủ sức để làm.

Đồng tình về quan điểm này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: “Việc sửa đổi Luật KTNN tôi đồng tình nhất trí, nhưng những nội dung trong Luật KTNN khi đề cập kiểm toán người nộp thuế; tổ chức sử dụng, khai thác đất đai, tàỉ nguyên, khoáng sản; tổ chức khác có hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công… thì cần cân nhắc để phù hợp với phạm vi hoạt động của kiểm toán”.

 

Dự thảo tiêu chuẩn nước mắm: Ai hưởng lợi?

Dự thảo tiêu chuẩn nước mắm được cho sẽ “giết chết” nước mắm truyền thống ồn ào những ngày qua. Thị trường nước mắm đang cạnh tranh quyết liệt, trong đó Masan vẫn chiếm lĩnh thị phần lớn nhất.

 

Ngày mai Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét xóa nợ thuế

Theo chương trình làm việc tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra từ 11-13/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét xóa nợ thuế.

 

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Lãi suất ngân hàng thấp hơn tín dụng đen

Làm thế nào để người dân có cơ hội tiếp cận với tín dụng chính thức thay vì tín dụng đen với lãi suất cắt cổ? Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: “Khi có nhu cầu về vốn, người dân nên chủ động đến ngân hàng vay. Thực tế thủ tục không khó khăn đến mức như nhiều người nghĩ. Hiện điều kiện hết sức thuận lợi, nhiều sản phẩm tín dụng đơn giản, phù hợp với các đối tượng vay”.