Kiến nghị Bộ Công an điều tra sai phạm Dự án Đạm Ninh Bình

Chủ nhật, 29/04/2018, 07:41 AM

Thanh tra Chính phủ kiến nghị giao Bộ Công Thương, Kiểm toán Nhà nước và Bộ Công an kiểm điểm, xác định sai phạm và ử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan sai phạm dự án đạm Ninh Bình.

kien-nghi-bo-cong-an-dieu-tra-sai-pham-du-an-dam-ninh-binh
Nhà máy đạm Ninh Bình là một trong nhiều dự án thua lỗ, trở thành gánh nặng của ngành Công Thương. Anh: báo thanh tra.

Thanh tra Chính phủ vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, báo cáo kết quả rà soát việc triển khai công tác thanh tra, kiểm toán và điều tra đối với 12 dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ thuộc ngành công thương.

Tiếp đó, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng ý với nội dung văn bản của Thanh tra Chính phủ, đồng thời giao Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng kết luận thanh tra, kiến nghị xử lý đối với tổ chức, cá nhân có khuyết điểm, sai phạm qua thanh tra.

Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng - Bộ Công an hiện đang tiến hành xác minh, thu thập tài liệu liên quan và có văn bản ngày 8/11/2017 gửi Tập đoàn Hoá chất Việt Nam yêu cầu cung cấp toàn bộ tài liệu, chứng từ liên quan đến Dự án Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình.

Ngày 22/2/2018, Kiểm toán Nhà nước đã có văn bản gửi Tập đoàn Hoá chất Việt Nam về việc cử Tổ khảo sát đến Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác kiểm toán để lập Kế hoạch Kiểm toán.

Từ những cơ sở nêu trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công Thương tiếp tục kiểm điểm, xác định trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan và đưa ra các biện pháp khắc phục tồn tại sai phạm của dự án.

Đồng thời, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị giao Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán toàn diện Dự án và giao Bộ Công an tiến hành điều tra, xử lý các sai phạm theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

“Sau khi có kết quả xử lý của Bộ Công Thương, Kiểm toán Nhà nước và Bộ Công an, nếu còn những nội dung cần thiết phải xử lý, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ”,Thanh tra Chính phủ cho biết.

Trước đó, Bộ Công Thương cũng đã chỉ ra một số sai phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đạm Ninh Bình như: Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (nay là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam-Vinachem) phê duyệt điều chỉnh dự án trên cơ sở kết quả đánh giá hiệu quả tài chính thấp, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, công tác dự báo còn hạn chế.

Bên cạnh đó, Vinachem bổ nhiệm Giám đốc Ban quản lý dự án chưa chưa tuân thủ quy định. Chủ đầu tư cấp than cho nhà thầu phục vụ chạy thử vượt so với Hợp đồng EPC. Qua nhiều lần đàm phán, Chủ đầu tư và Nhà thầu vẫn chưa thống nhất được giá trị và trách nhiệm của mỗi bên đối với lượng than chạy thử cấp vượt. Hợp đồng EPC còn có điểm bất lợi cho Chủ đầu tư về trách nhiệm của Nhà thầu khi vượt lượng than chạy thử. Đây là một trong số các nguyên nhân của việc chưa quyết toán được Hợp đồng EPC,...

Theo Tiến sĩ Bùi Trinh muốn làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương phải căn cứ vào quy định của pháp luật, cụ thể là quy định trong Luật đầu tư 2014, Luật đầu tư công 2014 hay Luật đầu tư 2005 trước đây.

Trong các văn bản luật này đều quy định chặt chẽ từ giai đoạn hình thành phê duyệt chủ trương đầu tư, tới báo cáo khả thi và thẩm tra, hoạt động đấu thầu, giám sát và thẩm định đầu tư.

“Có rất nhiều nguyên nhân gây ra dự án yếu kém, có thể do quyết định đầu tư sai, do cơ chế hay do người thực hiện hoặc trong quá trình thực hiện phát hiện sai phạm nhưng xử lý không nghiêm… tất cả yếu tố đó phải được phân tích rõ ràng, đảm bảo xử lý đúng người đúng tội”, ông Kiêm nêu quan điểm.

Đề cập tới nguyên tắc xử lý trách nhiệm, theo Tiến sĩ Bùi Trinh phải xử lý cá nhân người đứng đầu, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có dự án thua lỗ yếu kém. Sau đó đến trách nhiệm của bộ, ngành được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp.

Trước đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét và đề nghị kỷ luật với một số lãnh đạo Vinachem do những sai phạm trong nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015.

Ngoài việc Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015 phải chịu trách nhiệm về những sai phạm trong việc lãnh đạo, kiểm tra, giám sát, quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của Nhà nước gây hậu quả nghiêm tọng, để thất thoát vốn tại các dự án, cá nhân ông Nguyễn Anh Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn bị đề nghị hình thức kỷ luật do phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn nhiệm kỳ 2010-2015.

Ngoài ông Dũng, ông Đỗ Quang Chiêu, nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam; Ông Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn; Ông Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn;

Ông Đỗ Duy Phi, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Cơ quan; nguyên Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng công ty; nguyên Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Tập đoàn; Ông Nguyễn Gia Tường, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn; Ông Nguyễn Đình Khang, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Thành viên HĐTV, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn; nguyên Ủy viên HĐQT Tổng Công ty cũng phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong giai đoạn này.

 

Chính thức quyết số phận 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.

 

Thanh tra 3 dự án thua lỗ nghìn tỷ ngành Công Thương

Thông tin từ Thanh tra Bộ Công Thương cho hay, lãnh đạo Bộ Công Thương vừa ban hành các quyết định thanh tra tại 3 dự án thua lỗ nghìn tỷ thuộc bộ này quản lý gồm: Nhà máy sản xuất phân bón DAP 2 Lào Cai; Nhà máy Bột giấy Phương Nam và Dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất.