Lấy 'lời khai' học sinh vụ 231 cái tát từ góc nhìn luật sư

Thứ ba, 04/12/2018, 09:53 AM

Theo nhìn nhận của luật sư, dù với mục đích nào đi nữa thì việc Trường THCS Duy Ninh lấy "lời khai" đối với 23 học sinh lớp 6 trong vụ 231 cái tát cũng là việc làm phản cảm, không được pháp luật cho phép.

vu-co-giao-bat-ca-lop-tat-ban-231-cai-nha-truong-dieu-tra-hoc-sinh-bang-19-cau-hoi-soc
Phiếu khảo sát của Trường THCS Duy Ninh về vụ 231 cái tát. (Ảnh: IT).

Sự việc Trường THCS Duy Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) lấy "lời khai" 23 học sinh lớp 6.2 về vụ 231 cái tát thông qua 19 câu hỏi mới đây khiến dư luận bức xúc.

Hầu hết các chuyên gia giáo dục, các bậc phụ huynh đều cho rằng đây là việc làm phản cảm, gây ảnh hưởng tâm lý các học sinh, nhất là đối với lứa tuổi các em lớp 6. Bên cạnh đó, nhiều người cũng băn khoăn đặt câu hỏi rằng, việc "lấy lời khai" đối với học sinh nhỏ tuổi có vi phạm pháp luật?

Nhìn nhận về việc này, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng: Dù với mục đích gì, thì việc nhà trường thu thập thông tin bằng cách bắt các học sinh trả lời 19 câu hỏi như trên cũng là việc không nên làm.

Theo đánh giá của luật sư, hệ thống câu hỏi của trường THCS Duy Ninh có tính chất định hướng nội dung trả lời, có xu hướng bao che cho sai phạm của cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy. Ngoài ra, việc yêu cầu các em phải ghi họ tên vào phiếu khiến các em bị áp lực rất nặng nề đến tâm lý.

"Những đứa trẻ này vừa mới là nạn nhân của sự việc bởi chúng bị cô giáo bắt tát bạn, chúng vẫn đang hoang mang với hình thức trừng phạt bạn mình của cô giáo chủ nhiệm. Thêm nữa, chúng bị gieo rắc tư tưởng dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, ảnh hưởng đến nhân cách, tâm lý của trẻ. Thế mà Ban giám hiệu Trường THCS Duy Ninh lại thêm một lần nữa biến chúng thành nạn nhân, gây chấn động tâm lý của những học trò này.

Bởi vì nếu chúng trả lời thật, có khi các em lại sợ hãi vì có thể sẽ bị trù dập. Nếu trả lời theo định hướng bộ câu hỏi của nhà trường, sẽ làm bóp méo, sai lệch vụ việc, hình thành tư tưởng nói dối ở những đứa trẻ” – Luật sư Cường nêu quan điểm.

lay-loi-khai-hoc-sinh-vu-231-cai-tat-tu-goc-nhin-luat-su
Luật sư Đặng Văn Cường.

Cũng theo ông Cường, trường hợp các em chưa đủ 18 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự (người chưa thành niên) thì việc hỏi cung, lấy lời khai bắt buộc phải có người giám hộ, phụ huynh hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Tuy việc phát phiếu lấy ý kiến của nhà trường không phải một cuộc điều tra như của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhưng thời điểm các em vừa phải chứng kiến một sự việc bạo lực nghiêm trọng trong lớp, nhà trường lại yêu cầu các em trả lời các câu hỏi thay vì động viên các em kể lại sự việc là việc không nên.

Trong khi đó, tiến sĩ Vũ Thu Hương - Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội nhìn nhận: "Là giáo viên, khi mình sai, phải nhận lỗi và thể hiện động thái sửa lỗi. Với tư cách là một nhà giáo, hiệu trưởng trường THCS Duy Ninh lấy vụ việc em học sinh bị tát 231 cái ra làm trò đấu tố, rõ ràng là muốn uốn các con sang trò nói dối, tạo các bằng chứng giả để giảm nhẹ ác cảm cũng như hình phạt nếu trường có thể bị liên đới trách nhiệm".

Bà Hương cho rằng, hành động của nhà trưởng "lấy lời khai" của các học sinh là nhằm mục đích ép phần sai sang phía trẻ em hoặc muốn chứng minh là mọi việc không quá nghiêm trọng như báo chí đăng tin.

"Với 1 người lớn mà đạo đức không ổn, người Hiệu trưởng này hoàn toàn không đủ điều kiện về tư cách đạo đức để giảng dạy đạo đức cho trẻ. Như thế có nghĩa là điều kiện để trở thành giáo viên cũng không đủ chứ đừng nói là người đứng đầu nhà trường. Cần kiến nghị với UBND Huyện Quảng Ninh cắch chức Hiệu trưởng và để người khác đảm nhận nhiệm vụ giáo dục trẻ thay cho vị này", tiến sĩ Hương đề nghị. 

vu-hoi-cung-hoc-sinh-ve-231-cai-tat-kiem-diem-lanh-dao-truong
Bà Phạm Thị Lệ Anh - Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh. (Ảnh: Tuổi trẻ).

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 3/12, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: "Nữ Hiệu trưởng quá yếu kém về năng lực quản lý, không hiểu về chuyên môn, làm một việc phản giáo dục. Hôm nay, chúng tôi cũng đã nhận được thông tin. Chúng tôi thấy rằng cô giáo vi phạm đạo đức nhà giáo, hiệu trưởng, ban giám hiệu hạn chế, yếu kém về năng lực quản lý, kinh nghiệm. Trước sự việc đã rõ ràng, đúng ra là phải xử lý vụ việc và báo cáo để xử lý nghiêm nhưng Hiệu trưởng lại đi làm một việc rất phản giáo dục đi khảo sát một việc đã rõ ràng", Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nói.

Bà Nghĩa cũng cho biết, Bộ đã yêu cầu Sở GD&ĐT Quảng Bình, Phòng GD&ĐT phải xử lý nghiêm đối với nữ Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh, đồng thời báo cáo về Bộ.

 

Thứ trưởng Bộ Giáo dục phê phán Hiệu trưởng 'điều tra' học sinh vụ 231 cái tát

Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo lên tiếng phê phán Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh khi phát phiếu điều tra 23 học sinh sau vụ 231 cái tát. Đồng thời yêu cầu xử lý nghiêm.

 

Vụ 'hỏi cung' học sinh về 231 cái tát: Kiểm điểm lãnh đạo trường

Lãnh đạo Trường THCS Duy Ninh đã bị yêu cầu kiểm điểm khi "hỏi cung" 23 học sinh lớp 6.2 bằng 19 câu hỏi về vụ việc 231 cái tát.

 

Điều tra học sinh vụ tát 231 cái: 'Chẳng khác gì hỏi cung các em'

Theo chuyên gia giáo dục, việc Trường THCS Duy Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) điều tra 23 học sinh sau vụ một em bị tát 231 cái vì nói tục, là hành động bao che cái sai, không có dấu hiệu rút kinh nghiệm.