Lộ danh sách người 'mua bằng giả' của ĐH Đông Đô: Có cả giảng viên đại học?

Thứ hai, 21/12/2020, 10:41 AM

Theo tiết lộ, trong số các trường hợp sử dụng bằng giả của ĐH Đông Đô có người là nghiên cứu sinh, học viên, giảng viên của nhiều Trường Đại học danh tiếng?

Trong số các trường hợp sử dụng bằng giả của ĐH Đông Đô có người là nghiên cứu sinh, học viên, giảng viên của nhiều Trường Đại học danh tiếng?

Trong số các trường hợp sử dụng bằng giả của ĐH Đông Đô có người là nghiên cứu sinh, học viên, giảng viên của nhiều Trường Đại học danh tiếng?

Giảng viên, học viên Trường Đại học tốp đầu sử dụng bằng giả của ĐH Đông Đô?

Liên quan đến vụ việc bằng giả Trường ĐH Đông Đô, gây xôn xao dư luận. Trong đó, theo kết luận có nhiều trường hợp sử dụng bằng giả này để làm luận án tiến sĩ, thi công chức...

Đa số ý kiến dư luận đều cho rằng, cơ quan chức năng cần công khai danh tính, xử lý cả những người mua bằng giả này.

Mới nhất, VKS ND Tối cao trả hồ sơ, yêu cầu các cơ quan phải xử lý các trường hợp công chức, viên chức sử dụng bằng giả của trường ĐH Đông Đô.

Báo Tiền Phong mới đây hé lộ danh tính nhóm người sử dụng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô, trong đó đáng chú ý là có nhiều học viên, giảng viên, nghiên cứu sinh của một số trường đại học, học viện top đầu trong nước.

Cụ thể: "Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 8 trường hợp, ĐH Quốc gia 5 trường hợp, ĐH Huế và Học viện Báo chí - Tuyên truyền mỗi đơn vị có 4 trường hợp… Thống kê từ hơn 20 trường ĐH trên cho thấy, có khoảng vài chục trường hợp sử dụng văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh của ĐH Đông Đô. Riêng ĐH Huế, ngoài 4 trường hợp làm nghiên cứu sinh hoặc cao học, theo tài liệu mà phóng viên có được, còn có 2 giảng viên trường ĐH Luật (thuộc ĐH Huế) trúng tuyển năm 2018 vào lớp Ngôn ngữ Anh văn bằng 2 của trường ĐH Đông Đô. ĐH Quốc gia cũng có 1 giảng viên trúng tuyển vào lớp này".

Báo Tiền Phong dẫn lời GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nói rằng, trường chưa biết xử lý các trường hợp sử dụng bằng giả của trường ĐH Đông Đô như thế nào nên đang chờ quyết định của các cấp có thẩm quyền.

Đại diện ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, với những trường hợp dùng văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh của trường ĐH Đông Đô, ĐH Quốc gia Hà Nội quyết định không công nhận văn bằng này. Nếu nghiên cứu sinh không có chứng chỉ quốc tế theo quy định, hoặc có văn bằng Ngôn ngữ Anh của trường ĐH đủ thẩm quyền thay thế thì sẽ không đủ điều kiện để tiếp tục làm nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ.

Vị đại diện này cũng cho biết có một trường hợp rất đáng tiếc là thời gian làm nghiên cứu sinh đã hết nên không kịp để có chứng chỉ quốc tế thay thế.

Cần công khai danh tính những người dùng bằng giả của ĐH Đông Đô

Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo), nhấn mạnh việc cần phải làm rõ và công khai danh sách những người đã sử dụng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô.

"Giáo dục cần phải trung thực hàng đầu. Thầy cô giáo mà gian dối thì không thể làm thầy cô được, họ làm sao dạy được học trò trung thực. Những người đang làm công tác giảng dạy ở các trường ĐH mà sử dụng bằng giả thì cần chuyển nghề, không nên làm giáo viên" - TS Hoàng Ngọc Vinh nhấn mạnh và cũng cho rằng tính liêm chính đối với cán bộ, công chức là phải rất cao.

Empty

"Trong học thuật đã không liêm chính thì khi có chức, có quyền làm sao họ bảo đảm liêm chính được. Vì thế, đối với cán bộ, công chức cố tình sử dụng bằng giả thì cần buộc thôi việc, kỷ luật nghiêm theo đúng quy định" - ông Vinh nêu quan điểm.

Cũng theo ông Vinh, cơ quan điều tra xác định có tới 60 trường hợp dùng bằng giả nhưng đến nay mới xác định được 25 trường hợp (gồm 22 người rút hồ sơ và dừng chương trình nghiên cứu sinh khi khởi tố vụ án, 1 trường hợp thôi học thạc sĩ, 1 trường hợp công chức nghỉ việc, 1 trường hợp xin rút kết quả nâng ngạch thanh tra viên), vì thế cần điều tra làm rõ 35 trường hợp còn lại đã dùng bằng giả thế nào để yêu cầu xử lý theo quy định. "Nếu không điều tra làm rõ 35 trường hợp còn lại là không công bằng" - ông Vinh cho hay.

TS Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - cũng nhấn mạnh cần phải xử lý nghiêm túc, đúng người, đúng tội, sai đến đâu xử đến đó.

"Nộp tiền, nhận bằng, rõ ràng là sai trái. Những người này đáng lẽ phải là những tấm gương về đạo đức, nhân cách, về ứng xử nhưng họ rõ ràng biết sai mà vẫn làm nên cần phải xử lý nghiêm" - ông Thắng nói.

Người trong cuộc nói gì?

Báo Tiền phong dẫn lời bà Nguyễn Thị Hiền (SN 1987, ở Hà Nội, Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn đào tạo giáo dục Việt Nam) cho hay: Năm 2018, công ty ký hợp đồng với trường ĐH Đông Đô. Trong điều khoản của hợp đồng, công ty chỉ có chức năng chính là tư vấn về hoạt động tuyển sinh của nhà trường (bao gồm các khóa học ngắn hạn, dài hạn và các chương trình học chính quy, văn bằng 2, thạc sĩ, tiến sĩ).

Tiền phần trăm công ty được hưởng từ nhà trường gần như không có mà chỉ hưởng tiền tư vấn. Công ty môi giới học viên đến với trường ĐH Đông Đô với nhiệm vụ hướng dẫn học viên làm hồ sơ dựa trên thông báo của nhà trường và sau đó, học viên chuyển về trường.

Thông qua thông báo tuyển sinh của nhà trường, công ty đã đầu tư chi phí marketing để giới thiệu về các khóa tuyển sinh đào tạo và kiếm được xấp xỉ 80 học viên (38 người ở Lâm Đồng và hơn 40 người ở Hà Nội). Đối tượng học viên học văn bằng 2 mà công ty giới thiệu chủ yếu là sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức, người đi học có nguyện vọng làm đầu vào, đầu ra của bằng thạc sĩ, nghiên cứu sinh.

Trường ĐH Đông Đô đã thu học phí của học viên và thông báo, học viên ở xa nên trường áp dụng hình thức học 50% online và 50% thực tế (giảng viên nhà trường bay vào dạy). Đến nay, 12 người đã lấy bằng, còn một số khác chưa lấy bằng…

Theo bà Hiền, sau khi giới thiệu học viên vào trường, phía công ty không thể kiểm soát được trường dạy gì, lịch học thế nào… Đến khi thi cử, công ty bố trí vé máy bay để giảng viên nhà trường di chuyển. Tiền này đến từ quỹ lớp. Tháng 1/2019 đã có nhiều học viên nhập học hệ văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh của trường.

Tháng 4/2019, cơ quan an ninh điều tra vào cuộc nên nhà trường đã cho học viên tạm dừng việc học không lý do. Trường ĐH Đông Đô thu tiền cả khóa ngay khi học viên vào học với số tiền là 29 triệu đồng/học viên, 1 triệu đồng lệ phí đầu vào, 1 triệu đồng lệ phí đầu ra. Tổng là 31 triệu đồng/học viên.

Do chi phí quảng cáo phát sinh, nên trường ĐH Đông Đô trả cho công ty bà Hiền 3 triệu đồng/hồ sơ với điều kiện học viên tốt nghiệp lấy bằng, chứ trường không trả tiền ngay.