Loạt ảnh khoa học ấn tượng nhất năm 2020

Thứ sáu, 01/01/2021, 19:00 PM

Năm 2020 là một năm kỳ lạ với ảnh hưởng sâu rộng từ đại dịch COVID-19, dưới đây là những bức ảnh khoa học ấn tượng nhất năm qua do tạp chí Nature bình chọn.

Bề mặt Mặt trời: Đây là hình ảnh có độ phân giải cao nhất từng được chụp về Mặt trời từ Trái đất. Được chụp bởi kính thiên văn năng lượng mặt trời mạnh nhất thế giới, kính viễn vọng Daniel K. Inouye ở Hawaii và được phát hành vào tháng 1, bức ảnh cho thấy các ‘tế bào’ của plasma bốc lên từ bên trong “ngôi sao lửa”. Các đường viền tối cho biết nơi plasma đang nguội đi và chìm xuống. (Ảnh: NSO/NSF/AURA).

Bề mặt Mặt trời: Đây là hình ảnh có độ phân giải cao nhất từng được chụp về Mặt trời từ Trái đất. Được chụp bởi kính thiên văn năng lượng mặt trời mạnh nhất thế giới, kính viễn vọng Daniel K. Inouye ở Hawaii và được phát hành vào tháng 1, bức ảnh cho thấy các ‘tế bào’ của plasma bốc lên từ bên trong “ngôi sao lửa”. Các đường viền tối cho biết nơi plasma đang nguội đi và chìm xuống. (Ảnh: NSO/NSF/AURA).

5.Cắt tế bào ung thư: Tế bào ung thư này đã được cắt ra bằng cách sử dụng kỹ thuật nghiền tia ion, cho phép các nhà nghiên cứu quan sát bên trong các tế bào ung thư một cách chi tiết hơn so với các phương pháp trước đây. (Ảnh: Chris Bakal và Nick Moser).

5.Cắt tế bào ung thư: Tế bào ung thư này đã được cắt ra bằng cách sử dụng kỹ thuật nghiền tia ion, cho phép các nhà nghiên cứu quan sát bên trong các tế bào ung thư một cách chi tiết hơn so với các phương pháp trước đây. (Ảnh: Chris Bakal và Nick Moser).

Ô nhiễm nhựa: Những chú khỉ ở Malaysia cầm khẩu trang y tế. Mặc quần áo bảo hộ đã trở thành một phần của cuộc sống hằng ngày giữa đại dịch COVID-19, tuy nhiên, các nhà bảo vệ môi trường lo ngại đồ bảo hộ y tế đang gây ra ô nhiễm nhựa nghiêm trọng.(Ảnh: AFP).

Ô nhiễm nhựa: Những chú khỉ ở Malaysia cầm khẩu trang y tế. Mặc quần áo bảo hộ đã trở thành một phần của cuộc sống hằng ngày giữa đại dịch COVID-19, tuy nhiên, các nhà bảo vệ môi trường lo ngại đồ bảo hộ y tế đang gây ra ô nhiễm nhựa nghiêm trọng.(Ảnh: AFP).

7. Virus thứ 7: Một loại virus Corona đã trở thành câu chuyện lớn nhất của năm 2020 khi nó gây ra đại dịch tàn khốc. SARS-CoV-2 là loại virus Corona thứ 7 được biết đến là lây nhiễm sang người.(Ảnh: Centers for Disease Control and Prevention).

7. Virus thứ 7: Một loại virus Corona đã trở thành câu chuyện lớn nhất của năm 2020 khi nó gây ra đại dịch tàn khốc. SARS-CoV-2 là loại virus Corona thứ 7 được biết đến là lây nhiễm sang người.(Ảnh: Centers for Disease Control and Prevention).

8. Mực tàng hình: Vào tháng 7, các nhà nghiên cứu cho biết đã tạo ra mực trong suốt bằng phương pháp chỉnh sửa gene. Họ đã sử dụng phương pháp CRISPR-Cas9 để xóa một gene có tên là TDO từ phôi của mực ống vây dài. Protein TDO bổ sung sắc tố cho mắt động vật và cho các tế bào thay đổi màu sắc được động vật sử dụng để ngụy trang. (Ảnh: Karen Crawford).

8. Mực tàng hình: Vào tháng 7, các nhà nghiên cứu cho biết đã tạo ra mực trong suốt bằng phương pháp chỉnh sửa gene. Họ đã sử dụng phương pháp CRISPR-Cas9 để xóa một gene có tên là TDO từ phôi của mực ống vây dài. Protein TDO bổ sung sắc tố cho mắt động vật và cho các tế bào thay đổi màu sắc được động vật sử dụng để ngụy trang. (Ảnh: Karen Crawford).

9. Thám hiểm Bắc Cực: Các nhà khoa học trong chuyến thám hiểm nghiên cứu Bắc Cực lớn nhất từ trước đến nay đang thực hiện các phép đo nhiệt độ, độ ẩm và hơi nước trong khí quyển. Sứ mệnh này đã giúp cung cấp những dữ liệu chưa từng có về khí hậu của cực bắc. (Ảnh: Alfred Wegener).

9. Thám hiểm Bắc Cực: Các nhà khoa học trong chuyến thám hiểm nghiên cứu Bắc Cực lớn nhất từ trước đến nay đang thực hiện các phép đo nhiệt độ, độ ẩm và hơi nước trong khí quyển. Sứ mệnh này đã giúp cung cấp những dữ liệu chưa từng có về khí hậu của cực bắc. (Ảnh: Alfred Wegener).

10. Da nhân tạo: Đây là bề mặt da người được “nuôi” trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng các tế bào gốc đa năng có thể phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào. Các nhà nghiên cứu hy vọng loại da nhân tạo này sẽ giúp hỗ trợ nghiên cứu các bệnh về da cũng như thúc đẩy công nghệ phẫu thuật cấy ghép da. (Ảnh: Jiyoon Lee và Karl R.Koehler).

10. Da nhân tạo: Đây là bề mặt da người được “nuôi” trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng các tế bào gốc đa năng có thể phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào. Các nhà nghiên cứu hy vọng loại da nhân tạo này sẽ giúp hỗ trợ nghiên cứu các bệnh về da cũng như thúc đẩy công nghệ phẫu thuật cấy ghép da. (Ảnh: Jiyoon Lee và Karl R.Koehler).

11. Cứu hộ: Đội cứu hộ khoác lên mình những bộ quần áo có chất chống cháy màu đỏ đang tìm kiếm những người còn mất tích trong ngôi nhà bị cháy ở Talent, Oregon, Hoa Kỳ hồi tháng 9. Miền Tây nước này đã hứng chịu một trong những đợt cháy rừng tồi tệ nhất được ghi nhận trong năm nay. Theo các nhà nghiên cứu, biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến các vụ cháy rừng trở nên trầm trọng hơn. (Ảnh: Reuters).

11. Cứu hộ: Đội cứu hộ khoác lên mình những bộ quần áo có chất chống cháy màu đỏ đang tìm kiếm những người còn mất tích trong ngôi nhà bị cháy ở Talent, Oregon, Hoa Kỳ hồi tháng 9. Miền Tây nước này đã hứng chịu một trong những đợt cháy rừng tồi tệ nhất được ghi nhận trong năm nay. Theo các nhà nghiên cứu, biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến các vụ cháy rừng trở nên trầm trọng hơn. (Ảnh: Reuters).

12. Đối mặt với địa ngục: Ngọn lửa phản chiếu trong chiếc kính của người lính cứu hỏa trong vụ cháy rừng ở El Dorado, California ngày 5/9 cho thấy sức tàn phá của “bà hỏa”. (Ảnh: Terry Pierson).

12. Đối mặt với địa ngục: Ngọn lửa phản chiếu trong chiếc kính của người lính cứu hỏa trong vụ cháy rừng ở El Dorado, California ngày 5/9 cho thấy sức tàn phá của “bà hỏa”. (Ảnh: Terry Pierson).

13. Hồi sinh: Những chồi non mọc lên từ những gốc cây gỗ đỏ sau trận cháy rừng dữ dội ở Công viên tiểu bang Big Basin Redwood, California cho thấy sức sống mãnh liệt của tự nhiên. (Ảnh: Frans Lanting).

13. Hồi sinh: Những chồi non mọc lên từ những gốc cây gỗ đỏ sau trận cháy rừng dữ dội ở Công viên tiểu bang Big Basin Redwood, California cho thấy sức sống mãnh liệt của tự nhiên. (Ảnh: Frans Lanting).

14. Sét núi lửa: Nhiếp ảnh gia đã ghi lại được một khoảnh khắc “đầy sức mạnh” của tự nhiên”: Tia sét xuất hiện trong vụ núi lửa phun trào ở Taal, Philippines vào tháng 1- trông giống như bức tranh sơn dầu ấn tượng của một nghệ sĩ thế kỷ XIX. Sét núi lửa là hiện tượng do tĩnh điện tạo ra từ các hạt tro bụi va chạm với nhau trong lòng núi lửa. (Ảnh: Domcar Lagto).

14. Sét núi lửa: Nhiếp ảnh gia đã ghi lại được một khoảnh khắc “đầy sức mạnh” của tự nhiên”: Tia sét xuất hiện trong vụ núi lửa phun trào ở Taal, Philippines vào tháng 1- trông giống như bức tranh sơn dầu ấn tượng của một nghệ sĩ thế kỷ XIX. Sét núi lửa là hiện tượng do tĩnh điện tạo ra từ các hạt tro bụi va chạm với nhau trong lòng núi lửa. (Ảnh: Domcar Lagto).

15. Điều kỳ diệu: Một y tá giao đứa bé sơ sinh cho người mẹ giữa lúc đại dịch COVID-19 bùng phát. Hình ảnh ấy đối lập với sự mất mát, đơn độc và cả sự chia ly của các gia đình trong đại dịch. “Hơn thế, nó nhắc nhở chúng ta rằng dù có điều gì tồi tệ xảy ra thì trong cuộc sống, điều kỳ diệu vẫn tiếp diễn”, biên tập viên Agnese Abrusci của tạp chí Nature cho biết. (Ảnh: Reuters).

15. Điều kỳ diệu: Một y tá giao đứa bé sơ sinh cho người mẹ giữa lúc đại dịch COVID-19 bùng phát. Hình ảnh ấy đối lập với sự mất mát, đơn độc và cả sự chia ly của các gia đình trong đại dịch. “Hơn thế, nó nhắc nhở chúng ta rằng dù có điều gì tồi tệ xảy ra thì trong cuộc sống, điều kỳ diệu vẫn tiếp diễn”, biên tập viên Agnese Abrusci của tạp chí Nature cho biết. (Ảnh: Reuters).