Lượt cài đặt ứng dụng dọn rác lừa đảo tăng gấp đôi sau một năm

Thứ ba, 25/06/2019, 12:16 PM

Ứng dụng dọn rác lừa đảo là những phần mềm giả được mô tả có thể khắc phục sự cố máy tính nghiêm trọng nhưng thực chất là để lừa tiền từ người dùng.

luot-cai-dat-ung-dung-don-rac-lua-dao-tang-gap-doi-sau-mot-nam

Một chiếc máy tính hoạt động chậm chạp và năng suất kém gây cho người dùng không ít phiền toái. Do đó, có rất nhiều công cụ có thể giúp người dùng giải quyết những vấn đề này. Tuy nhiên, bên cạnh các ứng dụng dọn rác máy tính hay điện thoại chính hãng, hiện nay xuất hiện nhiều chương trình giả mạo được thiết kế để làm người dùng tin rằng thiết bị của họ đang gặp nguy hiểm, như đang bị quá tải bộ nhớ và cần được làm sạch ngay lập tức. Sau đó, những kẻ tấn công sẽ đề nghị người dùng thanh toán để được xử lý vấn đề nhanh chóng.

Theo báo cáo mới nhất từ hãng bảo mật Kaspersky, số người dùng bị tấn công bởi các ứng dụng dọn rác trên máy tính trá hình, lừa đảo tăng gấp hai lần chỉ trong một năm. Các chương trình này đều được quảng bá các tính năng hấp dẫn và khiến nạn nhân cảm thấy cần phải cài lên thiết bị của mình.

Cụ thể, số lượng người dùng bị tấn công trong nửa đầu năm 2019 là 1.456.219, gấp hai lần so với 747.322 người năm 2018. Trong khoảng thời gian này, các cuộc tấn công cũng trở nên tinh vi và nguy hiểm hơn.

Sau khi được người dùng cho phép ứng dụng hoạt động và thực hiện thanh toán, những kẻ lừa đảo cài đặt trình dọn dẹp giả mạo lên máy. Những phần mềm này – hoặc không hề chạy chương trình dọn dẹp nào, hoặc đã được cài đặt khiến hàng loạt quảng cáo xuất hiện một cách không mong muốn trên máy tính người dùng. Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn, ngày càng nhiều tội phạm mạng sử dụng những ứng dụng dọn rác nhằm ngụy trang và phát tán mã độc nguy hiểm như Trojans hay Ransomware.

luot-cai-dat-ung-dung-don-rac-lua-dao-tang-gap-doi-sau-mot-nam
Ứng dụng dọn rác giả mạo thường dẫn dụ người dùng trả phí để được sử dụng dịch vụ dù hiệu quả chẳng tới đâu.

Các quốc gia bị tấn công nhiều nhất bởi trình dọn dẹp giả mạo nửa đầu năm 2019 cho thấy mức độ lan rộng về mặt địa lý của các mối đe dọa. Trong đó, dẫn đầu danh sách là Nhật Bản với 12% người dùng bị ảnh hưởng, tiếp theo là Đức (10%), Belarus (10%), Ý (10%) và Brazil (9%).

Chuyên gia nghiên cứu bảo mật Artemiy Ovchinnikov tại Kaspersky cho biết: “Chúng tôi đã theo dõi hoạt động của những tội phạm mạng trong việc phát triển trình dọn dẹp giả mạo trong nhiều năm qua. Một mặt, các mối đe dọa xuất phát từ trình dọn dẹp lừa đảo đang lan rộng và trở nên nguy hiểm hơn. Mặt khác, chúng tồn tại trên diện rộng và có vẻ vô hại, với mục đích chính là lừa tiền thay vì cài cắm những phần mềm độc hại vào máy tính. Tuy nhiên, cả hai đều có mục đích tương tự nhau là lừa tiền từ người dùng.”

Kaspersky đã phát hiện các trình dọn dẹp hệ thống giả mạo như Hoax.Win32.PCFixer.*, Hoax.Win32.PCRepair.*, Hoax.Win32.DeceptPCClean.*, Hoax.Win32.Optimizer.*, Hoax.MSIL.Optimizer.*

Để tránh trở thành nạn nhân của các mối đe dọa từ trình dọn dẹp giả mạo, các chuyên gia khuyến cáo người dùng luôn kiểm tra tính hợp pháp của các chương trình được cài đặt trên máy tính. Nếu thấy bất thường cần tìm nhiều nguồn thông tin để kiểm chứng và tìm hiểu rõ hơn. 

Trên thị trường cũng có nhiều giải pháp bảo mật đáng tin cậy để bảo vệ máy tính toàn diện hơn, có tính năng làm sạch và dọn dẹp các mối đe dọa thiết bị.

 

Robot đọc đơn xin việc và nói tôi nên thất nghiệp thì hơn

Phòng tuyển dụng nhân sự của nhiều công ty từ lâu đã âm thầm đưa công cụ AI vào hoạt động. Hồ sơ của bạn có thể đã bị trí tuệ nhân tạo bỏ qua mà không hề hay biết.

 

Nhóm tin tặc chuyên tấn công cơ quan chính phủ tái xuất

Một chiến dịch tấn công mạng rất tinh vi nhằm đánh cắp thông tin từ các tổ chức ngoại giao, Chính phủ và quân đội khu vực Nam Á vừa bị phát hiện có liên quan tới nhóm tin tặc tưởng chừng đã dừng hoạt động.

 

YouTube dự định ẩn mục bình luận mặc định

Phần bình luận trên YouTube hay bị mang tiếng xấu do nội dung thường bị đánh giá thấp và tệ hại. Ở đó, người dùng hay phải đấu khẩu với những kẻ không quen biết, kẻ lừa đảo lại tận dụng dịp quảng bá món hàng, các YouTuber tìm đủ mọi cách để thu hút lượt xem và các trò chơi khăm tạo ra tranh cãi không hồi kết.