Mỹ phát triển tên lửa siêu thanh xuyên thủng các hệ thống phòng không

Thứ bảy, 28/07/2018, 15:18 PM

Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson mới đây cho biết các quân chủng của quân đội Mỹ sẽ cùng hợp tác nhằm đẩy nhanh tiến độ phát triển vũ khí cực siêu thanh có thể xuyên thủng các hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới.

Mỹ phát triển tên lửa siêu thanh xuyên thủng các hệ thống phòng không

Bộ trưởng Wilson nói rằng, vài tuần trước bà đã ký một thỏa thuận hợp tác với Bộ trưởng Lục quân Marc Esper và Bộ trưởng Hải quân Richard Spencer về chương trình phát triển một mẫu tên lửa siêu thanh. Trong hơn 10 năm qua, Lầu Năm Góc đã tích cực thiết kế và chế tạo tên lửa có tốc độ trên Mach 5.

Nữ bộ trưởng không quân Mỹ tin rằng với sự hợp tác nghiên cứu của các quân chủng, mẫu tên lửa siêu thanh này có thể được thử nghiệm vào năm 2020 hoặc 2021, sớm hơn nhiều so với thời gian thử nghiệm mà các quan chức Lầu Năm Góc công bố trước đó.

Tên lửa thế hệ mới sẽ trở lên khó đối phó, không chỉ có tốc độ nhanh, tầm bắn xa hơn, tên lửa cực siêu thanh còn có độ chính xác cao hơn. “Tuy nhiên việc nghiên cứu phát triển gặp nhiều vấn đề khó khăn phức tạp bởi yêu cầu cao của tên lửa này về tốc độ cũng như kích thước. Ngoài ra để nó thực sự phát huy được uy lực trong thực tiễn cũng không phải vấn đề kỹ thuật đơn giản” - Wilson nói.

Theo đề xuất ngân sách quốc phòng năm 2019, Lầu Năm Góc đã yêu cầu gần 257 triệu USD cho nghiên cứu vũ khí siêu thanh, tăng khoảng 136% so với ngân sách hiện tại.

Các quan chức cấp cao Nhà Trắng cho rằng Mỹ có thể đang lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh chiến lược Nga và Trung Quốc. Hồi tháng 2 vừa qua, ông Harry Harris – khi đó là tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ – từng nói: “Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển tên lửa siêu thanh. Còn chúng ta đang ở đằng sau khá xa”.

Dmitry Paison – Giám đốc Viện Nghiên cứu Lắp ráp máy (TsNIIMash) thuộc Tập đoàn vũ trụ Roscosmos (Nga) đã nộp đơn xin nghỉ việc trong bối cảnh cơ quan này bị nghi làm lộ tin mật về tên lửa siêu thanh của Nga cho tình báo phương Tây.

 

Trong 6 tháng, Nga biên chế 7 tên lửa có thể bắn tới Mỹ

Trong nửa đầu năm 2018, Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga đã tiếp nhận 7 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) các loại cùng nhiều xe phóng tự hành. Các bước chuẩn bị cho việc phóng thử ICBM thế hệ mới có tên Sarmat cũng được gấp rút tiến hành.

 

Triều Tiên dỡ bỏ bãi thử tên lửa quan trọng theo yêu cầu của Mỹ

Triều Tiên đã dỡ bỏ Sohae – một bãi thử quan trọng theo đúng cam kết của Bình Nhưỡng với Washington.

 

Biển Đông: Trung Quốc đã tháo dỡ hệ thống tên lửa?

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã tháo dỡ hệ thống tên lửa trên Biển Đông, nhưng giới phân tích cho rằng đây chỉ là một hành động tạm thời.

 

Mỹ tuyên bố sẵn sàng ứng phó khi Nga đưa tên lửa tới sát Syria

Theo tờ Sputnik, sau khi Nga tuyên bố sẽ triển khai các tàu chiến mang tên lửa hành trình Kalibr trực chiến 24/7 trên biển Địa Trung Hải, sát Syria, Hải quân Mỹ nhấn mạnh đã sẵn sàng ứng phó.