Mỹ tuyên bố phát triển tên lửa mới ngay khi hiệp ước INF ‘chết’

Thứ bảy, 03/08/2019, 08:42 AM

Lầu Năm Góc cho biết sẽ phát triển các tên lửa mặt đất mà trước đây bị cấm theo hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân INF vào đúng ngày nó hết hạn do bị Mỹ đơn phương từ bỏ.

Một tên lửa đang bị phá hủy theo hiệp ước INF.
Một tên lửa đang bị phá hủy theo hiệp ước INF.

"Bây giờ chúng tôi đã rút (khỏi hiệp ước INF), Bộ Quốc phòng sẽ theo đuổi việc phát triển các tên lửa phóng từ mặt đất này”, người phát ngôn của Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố hôm 2/8.

Mỹ viện lý do Nga vi phạm hiệp ước INF để rút khỏi hiệp ước INF vào tháng 2/2019. Điều đó có nghĩa là hiệp ước sẽ chính thức kết thúc 6 tháng sau đó, tức ngày 2/8.

Hôm 2/8, Nga tuyên bố INF đã chính thức chết sau khi bị Mỹ đơn phương từ bỏ.

"Vào ngày 2/8/2019, Hiệp ước giữa Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về việc loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn, được ký kết tại Washington vào ngày 8/12/1987, đã bị chấm dứt theo quyết định từ phía Mỹ”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho hay.

Theo Lầu Năm Góc, Nga đã sản xuất và xây dựng một khả năng tấn công đã bị hiệp ước INF cấm, do đó gây nguy hiểm cho Mỹ và các đồng minh.

Cáo buộc này đề cập đến SSC-8, được biết đến ở Nga là 9M729, mà Moscow nói là hoàn toàn phù hợp với hiệp ước. Nó chỉ là bản nâng cấp của một hệ thống tên lửa cũ.

Tháng trước, phái đoàn Mỹ tới NATO đã cố gắng đổ lỗi cho sự sụp đổ của INF về phía Nga. Washington khẳng định Moscow phải cứu hiệp ước bằng cách loại bỏ tất cả các đơn vị SSC-8.

Nhiều tháng trước khi Washington tuyên bố rời khỏi INF, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã đến thăm Moscow và gọi hiệp ước này là di tích của Chiến tranh Lạnh, không phù hợp với thực tế chiến lược mới bao gồm Trung Quốc, Iran và Triều Tiên .

Thứ trưởng Ngoại giao Nga, ông Serge Ryabkov, cho rằng, lý do Mỹ rút khỏi INF là để phát triển các loại vũ khí bị cấm trong hiệp ước.

‘Lý do duy nhất điều này xảy ra (INF bị hủy) là Mỹ quyết định tự cởi trói cho mình khỏi một hiệp ước kiểm soát vũ khí kiềm chế khả năng của Mỹ trong lĩnh vực này ở mức 0 trong nhiều thập kỷ”, ông Ryabkov nhấn mạnh.

Ông thêm rằng Nga đã chứng minh khả năng đối mặt với bất kỳ thách thức quân sự nào. Vì vậy nếu Washington có ý định kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang mới, nỗ lực này chắc chắn sẽ gây phản tác dụng.

Ryabkov khẳng định: “Không ai giành được điểm từ sự sụp đổ của hiệp ước INF. An ninh của mọi người sẽ gặp nguy hiểm”.

 

Nga kêu gọi Mỹ tạm ngừng triển khai vũ khí sau khi rút khỏi Hiệp ước INF

Ngày 2/8, Nga kêu gọi Mỹ tạm ngừng triển khai các tên lửa hạt nhân tầm trung, khi mà Washington chính thức rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), một hiệp ước kiểm soát vũ khí lớn thời kỳ Chiến tranh Lạnh. 

 

Mỹ chính thức rút khỏi INF, Nga dọa đáp trả nếu tên lửa đặt ở châu Âu

Washington chính thức xác nhận rút khỏi hiệp ước INF. Đáp lại quyết định đó của Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Nga khẳng định sẽ đáp trả nếu tên lửa Mỹ đặt ở châu Âu, đe dọa an ninh Nga, RT ngày 18/12 đưa tin.

 

Ông Putin: Nga dễ dàng thiết kế tên lửa mới khi Mỹ rút khỏi INF

Tổng thống Nga Putin cho rằng Nga có thể dễ dàng đáp trả việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF bằng cách phát triển các loại tên lửa trên đất liền mới để tự vệ, đồng thời cảnh báo quyết định của Washington sẽ thúc đẩy chạy đua vũ trang.