Làm đại sứ thương hiệu cho Asanzo, danh hài Trường Giang bị liên lụy?

Thứ năm, 27/06/2019, 09:09 AM

Nếu kết quả điều tra của Bộ Công an chứng minh Asanzo nhập hàng Trung Quốc dán mác Việt Nam, với vai trò đại sứ thương hiệu danh hài Trường Giang liên đới trách nhiệm thế nào?

neu-dung-asanzo-nhap-hang-trung-quoc-dan-mac-viet-nam-danh-hai-truong-giang-co-phai-chiu-trach-nhiem
Trường Giang chính thức trở thành đại sứ cho thương hiệu Asanzo trong ngày thương hiệu V

Ngày 14/10/2016, Thương hiệu TV Việt Asanzo giới thiệu ra thị trường hai mẫu TV màn hình cong 4K SUHD gồm SU55S6 kích thước 55 inch và SU65S8 kích thước 65 inch tại Gem Center (Quận 1, TP HCM). Tại lễ ra mắt, danh hài Trường Giang đã chính thức trở thành đại sứ thương hiệu của Asanzo.

Sau khi trở thành đại sữ thương hiệu của Asanzo trong hầu hết clip quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp này, Trường Giang luôn xuất hiện.

Danh hài Trường Giang là nghệ sĩ nổi tiếng, trong vai trò diễn viên hài, diễn viên, người dẫn chương trình, Trường Giang được khán giả mến mộ. Không quá khi nói sự mến mộ của khán giả với Trường Giang cũng tạo sức hút cho thương hiệu Asanzo.

Trong bối cảnh Công ty CP điện tử Asanzo nhập hàng loạt thiết bị điện tử xuất xứ Trung Quốc như nồi cơm điện, lò nướng, tivi, máy lạnh, loa... về bóc tem "made in China" và dán nhãn ghi xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường.

neu-dung-asanzo-nhap-hang-trung-quoc-dan-mac-viet-nam-danh-hai-truong-giang-co-phai-chiu-trach-nhiem
Trong ngày ra mắt hai mẫu TV mới SU55S6 kích thước 55 inch và SU65S8 kích thước 65 inch tại Gem Center, danh hài Trường Giang đã chính thức trở thành đại sứ thương hiệu của Asanzo.

Cụ thể, qua điều tra, Tuổi Trẻ phát hiện từ năm 2014 đến nay có gần 20 doanh nghiệp (trong đó có ba công ty thuộc Asanzo Việt Nam) nhập khẩu số lượng lớn đồ điện tử gia dụng nguyên chiếc nhãn hiệu Asanzo từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.

Tuy nhiên, sau khi thông quan và đưa ra thị trường lưu thông (và xuất khẩu sang Lào), tem nhãn đồ điện tử gia dụng nhãn hiệu Asanzo lại ghi xuất xứ Việt Nam.

Riêng sản phẩm tivi và máy lạnh, Asanzo chủ yếu nhập linh kiện thông qua đối tác (chỉ nhập trực tiếp số ít) để lắp ráp. Nguồn gốc các linh kiện cũng có C/O Trung Quốc.

Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam xác nhận tỉ lệ linh kiện nhập khẩu để lắp ráp tivi, máy lạnh chiếm từ 70-80% giá thành sản phẩm.

Trước thông tin phản ánh của báo chí, Chiều 26/6, trả lời câu hỏi liên quan đến Công ty CP điện tử Asanzo bán hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt, Trung tướng Lương Tam Quang - chánh văn phòng Bộ Công an - cho biết Bộ Công an đã chỉ đạo các cơ quan liên quan thu thập thông tin liên quan đến nghi vấn Asanzo nhập hàng Trung Quốc rồi dán mác ghi xuất xứ Việt Nam.

"Qua tài liệu xác minh, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ xử lý nghiêm. Bất cứ công ty nào khác vi phạm cũng sẽ đều làm rõ, xử nghiêm minh" - Trung tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh.

Đặt giả thiết nếu kết quả điều tra của Bộ Công an chứng minh Asanzo nhập hàng Trung Quốc dán mác Việt Nam, với vai trò đại sứ thương hiệu liệu danh hài Trường Giang có phải chịu trách nhiệm liên đới hay không?

neu-dung-asanzo-nhap-hang-trung-quoc-dan-mac-viet-nam-danh-hai-truong-giang-co-phai-chiu-trach-nhiem
Nếu đúng Asanzo nhập hàng Trung Quốc dán mác Việt Nam, danh hài Trường Giang có phải chịu trách nhiệm?Ảnh minh họa

Khái niệm đại sứ thương hiệu không được quy định trong bất kỳ văn bản pháp lý nào. Về bản chất, những người này là người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, được quy định tại khoản 8, Điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012. Theo đó, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là “người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự”.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cũng quy định rất rõ trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng. Bên thứ ba ở đây được hiểu là các đại sứ thương hiệu đã ký hợp đồng quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp.

Theo đó, các đại sứ thương hiệu phải có trách nhiệm bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp; yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp chứng cứ chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ; chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ (khoản 1, Điều 13). Tùy vào tính chất, mức độ, hành vi mà các đại sứ thương hiệu này có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Theo quy định tại Nghị định 185/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì bên thứ ba có một trong các hành vi như cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp theo quy định; không có chứng cứ chứng minh hoặc không thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.

Căn cứ vào tính chất và mức độ nghiêm trọng trên thực tế, hành vi đã biết về sản phẩm mình quảng cáo là hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc mà vẫn cố tình quảng cáo với người tiêu dùng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tài sản của họ thì đại sứ thương hiệu cũng có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự trong vai trò đồng phạm của tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 1999). Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tù lên tới 15 năm. Đồng thời, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2018) thì hành vi của các đại sứ thương hiệu này có thể có thể bị phạt tiền từ 100 triệu - 1 tỷ đồng; khung hình phạt từ thấp nhất là 1 năm và cao nhất là 15 năm; ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 1 - 5 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường Giang sinh năm 1983 tại Đồng Nai, là con trai kế út trong một gia đình có 5 anh chị em. Trước đây, nam danh hài từng có ý định theo con đường dạy học, tuy nhiên, anh thi vào sư phạm không đậu. Sau đó, anh đăng ký học Sân khấu điện ảnh.

Cuộc sống nghèo khó khiến nam danh hài từng nhiều lần bị đuổi học vì không có tiền đóng học phí. Sau một lần đóng thế vai diễn của một người bạn, Trường Giang may mắn "lọt mắt xanh" của cố nghệ sĩ Hữu Lộc và gia nhập sân khấu Nụ cười mới. Từ đây, con đường nghệ thuật của anh bắt đầu.

Ở thời điểm hiện tại, Trường Giang là một trong những nam danh dài được yêu thích nhất tại Việt Nam. Anh xuất hiện dày đặc trên các chương trình truyền hình, gameshow nổi tiếng với vai trò người chơi, giám khảo hoặc MC. Chính vì vậy, mức thu nhập của Trường Giang không hề nhỏ.

Được biết, cát-sê của Trường Giang mỗi lần xuất hiện trên truyền hình là 40 đến 60 triệu đồng. Nếu chỉ làm MC, Trường Giang thu về từ 20 đến 40 triệu đồng. Như vậy, trung bình mỗi tuần, Trường Giang có thể kiếm được khoảng 500 triệu đồng. (Theo GĐ&XH)

 

Sản xuất ở Trung Quốc, sản phẩm của Sunhouse có phải thương hiệu Việt Nam?

Bán nhiều sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc, nhà máy sản xuất cũng đặt tại Trung Quốc, sản phẩm của Sunhouse có gì mà được gì là thương hiệu Việt Nam?

 

Từ Asanzo đến Sunhouse: ‘Lỗ hổng’ quy định hàng ‘Made in Việt Nam’?

Nghi án bán hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt của Asanzo chưa lắng xuống thì dư luận đặt hoài nghi với sản phẩm Tập đoàn Sunhouse, phải chăng đang có lỗ hổng quy định hàng “Made in Việt Nam”?.

 

Chương trình Thương vụ bạc tỷ: VTV tạm dừng phát sóng phần liên quan Chủ tịch Asanzo

Đài truyền hình Việt Nam (VTV) sẽ tạm thời dừng phát sóng các phần có liên quan tới Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam trong chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank Việt Nam) mùa 3.