Ngân hàng 'kín tiếng' - Vietbank từng gắn với Bầu Kiên bất ngờ 'thay tướng'

Thứ sáu, 13/03/2020, 13:31 PM

Hội đồng quản trị Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) đã thống nhất thông qua việc miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Thanh Nhung kể từ ngày 13/3/2020.

Hội đồng quản trị Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) đã thống nhất thông qua việc miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Thanh Nhung kể từ ngày 13/3/2020.

Hội đồng quản trị Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) đã thống nhất thông qua việc miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Thanh Nhung kể từ ngày 13/3/2020.

Sau 6 năm gắn bó, ông Nguyễn Thanh Nhung chính thức rời ghế Tổng giám đốc Vietbank theo nhu cầu cá nhân. Trong quá trình đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc, ông Nhung đã có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần xây dựng Vietbank phát triển an toàn và lành mạnh.

Để bảo đảm điều hành hoạt động kinh doanh liên tục, Hội đồng quản trị đã thống nhất bổ nhiệm ông Lê Huy Dũng, Phó tổng giám đốc Vietbank giữ chức danh quyền Tổng giám đốc Vietbank và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Người đại diện theo pháp luật của Vietbank.

Ông Nguyễn Thanh Nhung, không còn là Tổng giám đốc Vietbank

Ông Nguyễn Thanh Nhung, không còn là Tổng giám đốc Vietbank

Ông Lê Huy Dũng, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc Dân và có trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Ông Dũng từng đảm nhận các vị trí lãnh đạo cấp cao tại các tổ chức tín dụng như Giám đốc Vùng và Trưởng văn phòng đại diện tại Hà Nội - Ngân hàng ACB, Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Á.Ông Dũng bắt đầu tham gia vào công tác điều hành tại Vietbank trên cương vị Phó tổng giám đốc từ tháng 8/2017 đến nay.

Theo tìm hiểu, VietBank là cái tên khá kín tiếng trong hệ thống ngân hàng, từng gắn với một nhân vật đình đám 'bầu' Kiên (Nguyễn Đức Kiên).

VietBank được thành lập tháng 12/2006, gồm các cổ đông: Ngân hàng Á Châu (ACB), Công ty Đầu tư và Phát triển Hoa Lâm, Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Diệu Hiền, VietBank hiện là một trong những ngân hàng nhỏ trong hệ thống. Quy mô vốn điều lệ (3.249 tỷ đồng) chỉ vừa đủ đáp ứng mức vốn pháp định (3.000 tỷ đồng). Tính đến giữa năm 2017, mạng lưới của VietBank mới có 96 điểm CN và PGD tại 11 tỉnh thành.

VietBank là cái tên khá kín tiếng trong hệ thống ngân hàng, từng gắn với một nhân vật đình đám 'bầu' Kiên (Nguyễn Đức Kiên).

VietBank là cái tên khá kín tiếng trong hệ thống ngân hàng, từng gắn với một nhân vật đình đám 'bầu' Kiên (Nguyễn Đức Kiên).

Trước đây tại VietBank, ACB giữ tư cách là cổ đông sáng lập nhưng không công bố cụ thể khoản đầu tư tại đây là bao nhiêu. 2/8 thành viên HĐQT của VietBank có sự liên hệ đến ACB gồm bà Đặng Ngọc Lan (vợ ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB) và ông Trương Hùng. Tại ACB, bà Lan đang giữ chức vụ Phó Ban Kiểm toán nội bộ còn ông Trương Hùng là Giám đốc Chi nhánh Phú Lâm (Quận 6).

Đầu năm 2019, VietBank thông báo về kết quả giao dịch cổ phiếu cổ đông nội bộ và người có liên quan với ngân hàng. Theo đó, ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), chồng bà Đặng Ngọc Lan - thành viên HĐQT VietBank, đã bán toàn bộ 6,61 triệu cổ phần của nhà băng này, tương đương hơn 2% vốn điều lệ từ 6/12/2018 đến 6/1/2019.

Việc thoái vốn khỏi VietBank của Bầu Kiên và người nhà được đăng ký thực hiện từ cuối tháng 8/2018 nhưng phải đến tháng 12/2018 mới thành công. Trước đó, Bầu Kiên từng đăng ký bán toàn bộ số cổ phần này nhưng chưa thể thực hiện do chưa xong thủ tục lưu ký chứng khoán.

Cùng thời gian Bầu Kiên thoái toàn bộ sở hữu khỏi VietBank, bố mẹ vợ của Bầu Kiên là ông Đặng Công Minh và bà Nguyễn Thị Kim Thanh cũng đã bán gần 6,5 triệu cổ phần của nhà băng này trên tổng sở hữu gần 7,5 triệu cổ phần. Theo đó, sở hữu của hai cổ đông này hiện chỉ còn 1 triệu cổ phiếu.

Tổng sở hữu tại VietBank của nhóm cổ đông liên quan tới Bầu Kiên hiện còn gần 16 triệu cổ phần, tương đương khoảng 4,64% vốn điều lệ ngân hàng. Trong đó, bà Đặng Ngọc Lan (vợ bầu Kiên) là cổ đông nắm giữ nhiều nhất với gần 15 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu hơn 4,6%.

VietBank còn cổ đông lớn khác là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hoa Lâm (Tập đoàn Hoa Lâm). Ông Dương Ngọc Hòa - Chủ tịch HĐQT VietBank là chồng bà Trần Thị Lâm - người đứng đầu của Tập đoàn Hoa Lâm. Ngoài ra, một cái tên đình đám trên báo chí thời gian qua cũng có mối quan hệ cùng VietBank thông qua Công ty TNHH XD TM Diệu Hiền, đơn vị đồng sáng lập VietBank.

Báo cáo tài chính quí IV/2019 của VietBank cho thấy lợi nhuận trước thuế của nhà bằng này đạt 613 tỉ đồng, tăng gấp rưỡi so với con số cùng kì năm trước và vượt gần 25% kế hoạch năm (492 tỉ đồng).

Đáng chú ý, tất cả mảng hoạt động của VietBank đều ghi nhận tăng trưởng trong năm đặc biệt các mảng như dịch vụ, kinh doanh ngoại hối có tăng trưởng bằng lần. Cụ thể, lãi thuần từ dịch vụ tăng hơn 218% đạt 48,3 tỉ đồng; lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng 436% mang về 7,5 tỉ đồng.

Thu nhập lãi thuần mang về 1.216 tỉ đồng, tăng 16,4% so với cùng kì năm trước.

Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản của ngân hàng tăng mạnh hơn 33,5% với gần 68.962 tỉ đồng, trong đó cho vay khách hàng tăng 15,3% so với cuối năm trước đạt 40.919 tỉ đồng. Tổng số tiền gửi khách hàng đạt 49.446 tỉ đồng, tăng 24,1%.

Tuy nhiên, số dư nợ xấu của VietBank cũng tăng cao hơn 21% với 539 tỉ đồng, đưa tỉ lệ nợ xấu nhích từ 1,25% cuối năm 2018 lên 1,32%. Tính đến cuối năm 2019, VietBank còn hơn 223 tỉ đồng nợ xấu đã bán cho VAMC, trong đó đã trích lập dự phòng 81,5 tỉ đồng.

Bài liên quan