Nghiên cứu đầu tiên cho thấy ăn cơm giảm nguy cơ béo phì

Thứ ba, 04/06/2019, 16:11 PM

Nghiên cứu mới đây cho thấy ăn cơm là một trong hai cách đơn giản chống béo phì.

5cc9be4e370f2cc1668b4623
Ảnh minh họa

Tháng trước, các nghiên cứu được trình lên đại hội châu Âu tại Scotland nhấn mạnh hai cách đơn giản chống béo phì: một là dùng viên nang hydrogel và một là thực phẩm vô cùng quen thuộc với người châu Á, đó là cơm.

Các chuyên gia đã phân tích lượng cơm tính theo gram và calore nạp vào của mỗi người trong một ngày tại 136 quốc gia. Họ cũng xem xét dữ liệu về chỉ số cơ thể BMI. Theo đó, tại Anh, mọi người chỉ ăn khoảng 19g cơm/ngày, thấp hơn nhiều nước khác như Canada, Tây Ban Nha và Mỹ.

Họ tính toán ngay cả khi chỉ tăng lượng cơm khiêm tốn lên 50g/người/ngày cũng có thể giảm tỉ lệ béo phì trên toàn cầu đi 1% (từ 650 triệu người lớn xuống 643,5 triệu người lớn).

Theo Giáo sư Tomoko Imai đến từ Cao đẳng Khoa học xã hội Phụ nữ Doshisha (Nhật Bản), người đứng đầu nghiên cứu, mối tương quan quan sát được cho thấy tỉ lệ béo phì thấp tại các nước xem cơm là thực phẩm chính. Do đó, chế độ ăn của người Nhật hay người châu Á xoay quanh cơm có thể giúp đẩy lùi béo phì. Xét tới tỉ lệ béo phì ngày một tăng trên toàn cầu, các nước phương Tây nên được khuyến nghị ăn nhiều cơm hơn.

Gạo không chỉ có ít chất béo mà các chất dinh dưỡng và hợp chất thực vật trong ngũ cốc làm tăng cảm giác no, tránh được việc ăn quá mức. Các tác giả kết luận tình trạng béo phì tại những nước có nguồn cung gạo lớn thấp hơn đáng kể sau khi điều chỉnh các yếu tố kinh tế xã hội và phong cách sống.

Ông Tam Fry, Chủ tịch Diễn đàn béo phì quốc gia, cho rằng từ hàng thế kỷ nay, các nước phương Đông mảnh dẻ hơn phương Tây vì thực phẩm phổ biến là cơm nhưng ít chuyên gia béo phì chỉ ra được lý do. Đây là nghiên cứu đầu tiên đưa ra giả thuyết mọi người ăn cơm nhiều hơn để chống béo phì.

 

Đề án Sữa học đường: Trẻ thừa cân uống thêm sữa có dẫn tới béo phì?

Liên quan đến những lo lắng của phụ huynh về Sữa học đường có thể làm trẻ tăng cân, PGS.TS Bùi Thị Nhung, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết trẻ thừa cân béo phì vẫn cần canxi và thừa cân béo phì không phải do sữa mà là do chế độ ăn.

 

Có nước nào giảm tỉ lệ béo phì nhờ đánh thuế với nước ngọt?

Đó là câu hỏi được nhiều chuyên gia đưa ra tại hội thảo về sửa đổi, hoàn thiện một số điều của các Luật thuế do Hội Tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) đã phối hợp với Trung tâm Thuế và Đầu tư quốc tế (ITIC), VCCI tổ chức.