Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Trung Quốc tôn trọng 'một quốc gia, hai chế độ’

Thứ tư, 21/08/2019, 09:46 AM

Ngày 20/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lặp lại lời kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” của họ và quyền biểu tình của người Hong Kong, Channel News Asia đưa tin.

Những người biểu tình ở Hong Kong hôm 18/8.
Những người biểu tình ở Hong Kong hôm 18/8.

"Chúng tôi rất muốn đảm bảo rằng những người có mong muốn phản kháng, tự mình lên tiếng vì quyền tự do của chính họ, có thể làm như vậy", Ngoại trưởng Mỹ phát biểu khi trả lời phỏng vấn CNBC.

"Họ nên làm như vậy một cách hòa bình, và chính phủ Trung Quốc nên tôn trọng quyền nói ra theo cách mà họ đang nói", ông nói thêm.

Ngoài ra, trả lời phỏng vấn chương trình CBS This Morning, ông Pompeo nhấn mạnh các lợi ích kinh doanh quan trọng của Mỹ tại Hong Kong và nói thêm: "Tác động đối với Hong Kong, tôi nghĩ sẽ rất quan trọng, nếu điều này không được giải quyết theo cách hòa bình và phù hợp với các thỏa thuận".

Cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Trung Quốc không nên đàn áp bạo lực đối với các cuộc biểu tình.

ngoai-truong-my-keu-goi-trung-quoc-ton-trong-mot-quoc-gia-hai-che-do-o-hong-kong
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Ông Trump cho biết điều này sẽ khiến việc đạt được thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại với Trung Quốc "rất khó khăn".

Ngày 19/8, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng liên kết các cuộc đàm phán thương mại với các cuộc biểu tình ở Hong Kong.

Đáp lại, trong một bài xã luận ngày 20/8, tờ Thời báo Toàn cầu gọi phát ngôn của ông Pence là mang tính "xúc phạm".

Không chỉ Mỹ, nhiều quốc gia phương Tây khác như Anh, Canada, Pháp, Australia cũng đang lên tiếng về biểu tình ở Hong Kong.

Tại Anh, ông John McDonnell, người theo dõi vấn đề chính sách tài chính, kêu gọi chính phủ của ông Boris Johnson hãy đối thoại trực tiếp với Trung Quốc, và thúc giục Bắc Kinh tôn trọng nguyên tắc 'một quốc gia, hai chế độ' đối với Hong Kong.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp đề nghị giới chức Hong Kong đối thoại với người biểu tình để tìm giải pháp hoàn bình cho cuộc khủng hoảng Hong Kong.

Hôm13/8, Tổng thống Emmanuel Macron và các dân biểu thuộc Đảng La République En Marche của ông đã ký một thư ngỏ kêu gọi "huy động lực lượng chính trị" để phản đối tình trạng cảnh sát đàn áp người biểu tình ở Hong Kong.

Thủ tướng Australia Scott Morrison thúc giục Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong Carrie Lam hãy "lắng nghe cẩn thận" và hợp tác hướng tới tìm giải pháp ôn hòa cho tình thế hiện thời.

Trong khi đó, Bắc Kinh nhiều lần khẳng định vấn đề Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, cảnh báo các nước khác không can thiệp.

Người biểu tình Hong Kong dự kiến sẽ tiếp tục biểu tình quy mô lớn, nhưng ôn hòa để buộc chính quyền Hong Kong đáp ứng các yêu cầu của họ gồm: hủy bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ, điều tra độc lập về các hành động của cảnh sát, yêu cầu trưởng đặc khu từ chức, đính chính lại việc dùng từ “bạo loạn” với các cuộc biểu tình và thả những người biểu tình đã bị bắt.

 

Mua 66 tiêm kích F-16V của Mỹ, cán cân sức mạnh ở eo biển Đài Loan có thay đổi?

Cán cân sức mạnh ở eo biển Đài Loan dường như không thay đổi, song Trung Quốc vẫn phải cân nhắc kỹ trước khi tấn công Đài Loan bởi nhiều khả năng trong thời gian tới, Đài Bắc sẽ tiếp nhận thêm một phi đội F-16V.

 

TT Trump chính thức phê chuẩn bán 66 chiến đấu cơ F-16V cho Đài Loan

Tổng thống Mỹ Trump đã chấp thuận thương vụ bán chiến đấu cơ F-16V cho Đài Loan bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Taiwan News ngày 19/8 đưa tin.

 

Trung Quốc cảnh báo Mỹ gánh hậu quả nếu bán F-16 cho Đài Loan

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức thông báo với Quốc hội việc ủng hộ bán 66 chiếc tiêm kích F-16 trị giá 8 tỉ USD cho Đài Loan.  .