Nguy cơ sán 'cư trú' trong não khi ăn thịt sống

Thứ bảy, 16/03/2019, 13:16 PM

Nếu bị đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, liệt... cần đến bệnh viện khám vì rất có thể ấu trùng sán đã cư trú vào trong não.

 

nguy-co-san-cu-tru-trong-nao-khi-an-thit-songLợn nhiễm sán thường xuất hiện những gạt màu trắng trong thịt.

Bệnh sán dây hay gọi là ấu trùng sán dây lợn còn gọi là bệnh sán dải, sán lợn. Trứng của chúng thường xuất hiện ở nhiều môi trường, như đất, nước hoặc trên thịt sống... 

Khi không may ăn thịt lợn tái hoặc thịt lợn sống hay một vài nguyên nhân khác khiến sán hoặc trứng sán đi vào trong dạ dày con người rồi nở ra ấu trùng, đến ruột non, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt... 

Trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột, như vậy sẽ tương tự như ăn phải đốt sán mới, do đó số lượng ấu trùng sẽ rất lớn.

Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau. Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 - 2 cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết.

Bệnh thường không triệu chứng rõ rệt, nhưng ở một số trường hợp lại có triệu chứng khá rõ nét. Theo Thạc sĩ Đỗ Trung Dũng, Trưởng Khoa Ký sinh trùng của Viện Sốt rét Trung ương cho biết triệu chứng bệnh ấu trùng sán lợn tùy thuộc vào số lượng, vị trí và giai đoạn tiến triển có thể gây đau bụng, ho, đau ngực, khó thở. Nếu bị đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, liệt... cần đến bệnh viện khám vì rất có thể ấu trùng sán đã cư trú vào trong não.

nguy-co-san-cu-tru-trong-nao-khi-an-thit-song
Sán dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người khi sử dụng thịt lợn sống.

Cho đến nay, việc khám và tẩy giun, sán thường xuyên sẽ khiến cho căn bệnh về sán trở thành "căn bệnh bị lãng quên". Tuy nhiên mới đây nhiều trường hợp trẻ em tại huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) phát hiện sán sau khi xét nghiệm huyết thanh, các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng bởi y học hiện đại đã có các biện pháp tẩy sán tận gốc.

GS.TS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: Việc các thiết bị xét nghiệm kiểm tra huyết thanh hiện đại đã có thể cho ra kết quả nhiễm sán chính xác chỉ sau vài giờ. Phác đồ điều trị hiện nay có thể tiêu diệt sán trưởng thành trong một ngày, tiêu diệt hết trứng sán sẽ mất 2 tuần.

Tuy nhiên, người tiêu dùng nên tự bảo vệ sức khỏe, không ăn thực phẩm sống như nem chua, thịt tái, rau sống không bảo đảm vệ sinh. Quản lý phân, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn. Không nuôi lợn thả rông, quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò giết mổ lợn.

 

Vụ 44 trẻ mầm non nhiễm sán lợn: Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh yêu cầu xử lý trách nhiệm cá nhân

Sau thông tin 44 trẻ mầm non nhiễm sán lợn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu Công an điều tra, xử lý trách nhiệm cá nhân liên quan đến việc cung cấp thực phẩm không an toàn cho trường học.

 

400 trẻ đồng loạt đi xét nghiệm sán lợn, 'cả làng chúng tôi đang hết sức hoang mang'

Nhiều gia đình đi từ sáng sớm đến bệnh viện chỉ mong chờ nhanh chóng được xét nghiệm, thế nhưng kết quả cụ thể 1 tuần sau mới có khiến nhiều gia đình không khỏi lo lắng.

 

Có 44/173 trẻ tại Thanh Khương dương tính với sán lợn

Trong số hơn 200 trường hợp xét nghiệm sán tại BV Nhiệt đới TW, lãnh đạo bệnh viện cho biết phát hiện 44 trường hợp có nhiễm sán lợn.