Nhà ở thương mại 20 triệu đồng/m2: Dân đỏ mắt chờ

Chủ nhật, 21/06/2020, 19:11 PM

Mức giá 20 triệu đồng/m2 với nhà thương mại được người dân trông đợi nhưng doanh nghiệp cho rằng đối với một số nơi ở Hà Nội, TP HCM thì mức giá 20 triệu đồng/m2 vẫn khó khả thi.

Mức giá 20 triệu đồng/m2 với nhà thương mại được người dân trông đợi nhưng doanh nghiệp cho rằng đối với một số nơi ở Hà Nội, TP HCM thì mức giá 20 triệu đồng/m2 vẫn khó khả thi.

Mức giá 20 triệu đồng/m2 với nhà thương mại được người dân trông đợi nhưng doanh nghiệp cho rằng đối với một số nơi ở Hà Nội, TP HCM thì mức giá 20 triệu đồng/m2 vẫn khó khả thi.

Bộ Xây dựng đang nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp để bán với tiêu chuẩn thiết kế căn hộ khép kín, có diện tích sử dụng dưới 70m2, giá bán không quá 20 triệu đồng/m2, tối đa không vượt quá 1,5 tỷ đồng/căn (đã bao gồm VAT).

Điều này để đáp ứng mong mỏi chính đáng của người dân ở các thành phố lớn về nhà thương mại chất lượng nhưng giá hợp lý.

Góp ý về việc đưa ra các ưu đãi để kéo già nhà ở thương mại nêu trên, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, cần thống nhất về mức giá trần không vượt quá 20 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên theo ông Châu, đối với các đô thị đặc biệt, đô thị loại 1, có thể mức giá trần trên 20 triệu đồng/m2, nhưng không vượt quá 25 triệu đồng/m2.

Ngoài các ưu đãi về tiền sử dụng đất, ông Châu cũng đưa ra một số đề xuất về ưu đãi thuế. Theo đó, Hiệp hội đề nghị xem xét cho thực hiện thí điểm chính sách ưu đãi thuế, đối với dự án nhà ở thương mại giá thấp được giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.

“Dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê (100% căn hộ dùng để cho thuê) được giảm 70% thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp”, lãnh đạo HoREA đề xuất.

Mặc dù đưa ra nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp như giảm tiền thuế, tiền sử dụng đất… tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn cho rằng đối với một số khu vực phát triển như ở Hà Nội, TP.HCM thì mức giá 20 triệu đồng/m2 vẫn khó khả thi.

Giá một sản phẩm bất động sản thương mại được cấu thành từ 4 yếu tố gồm tiền đất, xây dựng, tài chính và lợi nhuận kỳ vọng. Mức giá 20 triệu đồng/m2 cũng phải tính cả 4 yếu tố này. Trong khi đó, tại Hà Nội và TP HCM, giá đất hiện đã rất cao, chưa kể quỹ đất ngày càng hạn hẹp.

Một chủ đầu tư BĐS lớn lý giải sự thiếu vắng phân khúc nhà ở bình dân và giá BĐS không có dấu hiệu giảm, mặc dù trong tâm dịch. Theo đó, có 4 yếu tố cấu thành nên giá của một sản phẩm bán ra thị trường, nhưng 4 yếu tố này hầu như không giảm, thậm chí còn tăng, nên giá BĐS không thể nào giảm, cũng đồng nghĩa với việc khó có nhà ở bình dân và giá rẻ.

Thứ nhất là quỹ đất, hiện quỹ đất ở trung tâm hay ngoài trung tâm đã rất khan hiếm, không còn dồi dào như trước. Việc doanh nghiệp sở hữu được quỹ đất để phát triển dự án là điều không còn dễ dàng. Chính vì sự khan hiếm nên giá thành chắc chắn sẽ tăng.

Thứ hai là chi phí xây dựng, so với 3 - 4 năm trước, mọi chi phí về nhân công, vật liệu xây dựng… để làm nên một dự án đều tăng. Điều này có nghĩa là giá thành bán ra không thể giảm được.

Thứ ba là chi phí tài chính, chi phí này cho một dự án hiện nay rất cao. Thủ tục pháp lý ngày càng chậm trễ, nghĩa là doanh nghiệp mất nhiều thời hơn gian để hoàn thành dự án. Khi kéo dài như vậy, chi phí đi vay và chi phí tài chính của đất tăng lên, cộng vào giá thành bán ra thì rất khó để BĐS có thể giảm giá sâu được.

Cuối cùng là lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư. Đây là yếu tố chủ quan, có thể cân chỉnh được ở mỗi chủ đầu tư/nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi mà 3 yếu tố cấu thành nên giá sản phẩm đều tăng, chỉ có một yếu tố này linh động được thì cũng rất khó để thúc đẩy cho giá BĐS đi xuống.