Nhật cho phôi lai người - chuột phát triển hoàn chỉnh

Thứ tư, 31/07/2019, 10:25 AM

Mặc dù phôi lai người và động vật đã được tạo ra trong quá khứ - chẳng hạn như phôi lợn-người và phôi cừu-người, nhưng chúng chưa bao giờ được phép phát triển đến mức hoàn chỉnh.

Một phôi lai người - lợn trong một nghiên cứu.
Một phôi lai người - lợn trong một nghiên cứu.

Nhà sinh vật học tế bào gốc Hiromitsu Nakauchi đã chờ đợi thời điểm được cho phép thí nghiệm phôi thai lai người động vật đến mức nó hoàn chỉnh trong hơn một thập kỷ.

Sau nhiều năm lập kế hoạch, Hiromitsu Nakauchi cuối cùng đã nhận được sự chấp thuận từ một chính phủ sẵn sàng theo đuổi một trong những nghiên cứu khoa học gây tranh cãi nhất đó là: thí nghiệm phôi lai người - động vật, tờ Sciencealert ngày 30/7 đưa tin.

Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đã hạn chế, rút tài trợ hoặc hoàn toàn cấm các hành vi này , Nhật Bản đã chính thức hợp pháp hóa việc không chỉ cấy phôi lai vào động vật mà còn chấp nhận cho thí nghiệm đến giai đoạn phôi lai hoàn chỉnh.

Là một nhà nghiên cứu tế bào gốc hàng đầu tại Đại học Tokyo và Đại học Stanford, Nakauchi đã đi từ nước này sang nước khác, theo đuổi giấc mơ một ngày nào đó phát triển các bộ phận cơ thể người tùy chỉnh ở động vật như cừu hoặc lợn.

Với hàng trăm nghìn bệnh nhân trong danh sách chờ ghép tạng trên thế giới, Nakauchi hy vọng ý tưởng của mình có thể thay đổi cuộc sống.

Mục tiêu cuối cùng đó vẫn còn một chặng đường dài, nhưng bước tiếp theo trong nghiên cứu của ông cuối cùng đã được các quan chức Nhật Bản bật đèn xanh. Là nhà nghiên cứu đầu tiên nhận được sự chấp thuận của chính phủ kể từ lệnh cấm năm 2014, Nakauchi có kế hoạch thực hiện mọi thứ từ từ để nhận được sự tin tưởng và thấu hiểu của công chúng.

"Chúng tôi không mong đợi tạo ra các bộ phận cơ thể người ngay lập tức, nhưng điều này cho phép chúng tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên bí quyết mà chúng tôi đã đạt được cho đến thời điểm này", Nakauchi nói với Asahi Shimbun .

Các thí nghiệm sẽ bắt đầu bằng cách tiêm tế bào gốc đa năng cam ứng của người vào chuột và các phôi chuột. Phôi chuột đã được thao tác di truyền để chúng không thể tạo ra tuyến tụy.

Mục tiêu là để phôi của loài gặm nhấm sử dụng tế bào người để tự tạo ra tuyến tụy và trong hai năm, nhóm dự định theo dõi những loài gặm nhấm này phát triển, theo dõi cẩn thận các cơ quan và bộ não của chúng trong quá trình này. Chỉ sau đó, các nhà nghiên cứu mới yêu cầu phê duyệt để làm điều tương tự với lợn.

Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất với loại nghiên cứu này là nơi các tế bào gốc của con người thực sự đi vào động vật và loại tế bào nào sẽ phát triển.

Nakauchi và nhóm của ông sẽ đình chỉ thí nghiệm nếu họ phát hiện hơn 30 % bộ não của phôi thai là thuộc phần người. Đây là một phần trong các điều kiện của chính phủ để ngăn chặn động vật "nhân hóa".

Tuy nhiên, Nakauchi không nghĩ điều này sẽ xảy ra. Năm ngoái, ông và các đồng nghiệp của mình tại Stanford đã chế tạo thành công phôi cừu-người đầu tiên và mặc dù nó đã bị đình chỉ sau 28 ngày, con lai không chứa nội tạng và rất ít tế bào người - chỉ khoảng 1/10.000 hoặc ít hơn.

"Chúng tôi đang cố gắng đảm bảo rằng các tế bào của con người chỉ đóng góp vào việc tạo ra một số cơ quan nhất định", Nakauchi giải thích. "Với thế hệ nội tạng mới, được nhắm mục tiêu của chúng tôi, chúng tôi không cần phải lo lắng về việc các tế bào của con người tích hợp ở nơi chúng tôi không muốn chúng, vì vậy sẽ có ít mối quan tâm về đạo đức hơn”, ông nói thêm.

 

Bác sĩ bất ngờ phát hiện thiếu niên 13 tuổi đã mắc bệnh xã hội do quan hệ đồng tính

Vừa qua Bệnh viện Da liễu TW tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam N.B.K. 13 tuổi (trú tại TP Hà Nội) được gia đình đưa đến khám khi trên người xuất hiện nhiều nốt ban đỏ, không ngứa, có vảy ở bàn tay.

 

Sau vụ bác sĩ Hoàng Công Lương, ê-kíp cấp cứu không dám cứu thai nhi, chọn theo ‘quy trình’

“Từ vụ bác sĩ Hoàng Công Lương, chúng em không dám làm sai quy trình. Nếu thất bại, chúng em sẽ bị khởi tố vì ai cho mổ để chết cả mẹ lẫn con”, bác sĩ thành thực trả lời.

 

Cách phòng tránh vi khuẩn ăn thịt người khi tắm biển

Nhiễm vi khuẩn ăn thịt người Vibrio Vulnificus ngày càng phổ biến khi nhiệt độ tăng. Vì vậy cần học cách phòng tránh vi khuẩn ăn thịt người.