Tàu khảo sát Trung Quốc đã rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Thứ năm, 08/08/2019, 16:24 PM

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ hôm 7/8.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.

Trong cuộc họp báo chiều 8/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Chiều 7/8, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã dừng hoạt động khảo sát địa chất và rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía Đông Nam của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục theo dõi".

Bà Lê Thị Thu Hằng tiếp tục khẳng định: “Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như đã xác lập tại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nhắc lại việc Việt Nam đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã triển khai các biện pháp phù hợp đúng pháp luật.

Bà Hằng cho biết Việt Nam đề nghị các nước tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với luật pháp quốc tế của Việt Nam. Việt Nam sẵn sàng thông qua đối thoại, trao đổi với các nước liên quan để xử lý bất đồng, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển tại Biển Đông, cũng như vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia.

Hồi tháng Bảy, Trung Quốc đã điều nhiều tàu hải cảnh và dân binh hộ tống tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp phù hợp như trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hôm 7/8, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng lên tiếng phản đối việc hải quân Trung Quốc tập trận trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào hai ngày 6/8 và 7/8.

Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối Trung Quốc huấn luyện quân sự ở quần đảo Hoàng Sa.

"Việc Trung Quốc tiến hành các cuộc huấn luyện quân sự ở Hoàng Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này", thông cáo của Bộ Ngoại giao dẫn lời bà Hằng cho hay.

 

Báo Mỹ: Việt Nam có chiến lược thông minh để ngăn Trung Quốc ở Biển Đông

Việt Nam đã có chiến lược thông minh để ngăn chặn các hành vi ngang ngược của Trung Quốc, ngăn Bắc Kinh định chiếm gần như toàn bộ Biển Đông, tờ Forbes của Mỹ ngày 7/8 bình luận.

 

Tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông trưa 8/8 và dự báo thời tiết 10 ngày tới

Tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông mới nhất trưa 8/8 cho biết: ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên vùng biển phía Đôngcủa Bắc Biển Đông gió giật cấp 8.

 

Báo Nga: Bị quốc tế lên án ở Biển Đông, Trung Quốc sai mà không chịu nhận

Tờ Sputnik ngày 5/8 dẫn lời nhiều chuyên gia quốc tế hàng đầu về Biển Đông cho rằng Trung Quốc rõ ràng đã rất sai khi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam nhưng không chịu thừa nhận.