Những điều cần biết về Nghị định thư Bắc Ireland

Chủ nhật, 26/02/2023, 04:15 AM

Anh và Liên minh châu Âu (EU) đang nối lại các cuộc đàm phán nhằm thu hẹp những bất đồng về các thỏa thuận thương mại hậu Brexit liên quan đến Bắc Ireland. Nhưng hầu như các thỏa thuận đều bị trì hoãn vì cần sự đồng thuận của nhiều bên.

Empty

Sau đây là thông tin chi tiết về các cuộc đàm phán, cũng như những trở ngại cần được tháo gỡ:

Vì sao Bắc Ireland?

Bắc Ireland là một bộ phận của Anh và Vương quốc Liên hiệp Anh. Nơi đây có đường biên giới dài với Cộng hoà Ireland - một thành viên của Liên minh châu Âu.

Từ sau sự kiện Anh rời khỏi khối liên minh, hay còn gọi là Brexit, việc trao đổi thương mại tại đường biên giới “mở” luôn là một trong những vấn đề khó khăn nhất tại các cuộc đàm phán.

Nghị định thư Bắc Ireland là gì?

Với mong muốn theo đuổi đường biên giới “mềm” với Ireland và ngăn việc trao đổi hàng hóa không kiểm soát trong thị trường EU, cựu Thủ tướng Anh - Boris Johnson đã đồng ý để Bắc Ireland tiếp tục nằm trong thị trường hàng hoá chung châu Âu, điều đó có nghĩa là tỉnh này vẫn sẽ phải tuân theo các quy định chung của khối EU.

Bắc Ireland vẫn sẽ là một phần lãnh thổ hải quan của Vương quốc Anh, tạo thành đường biên giới hải quan trên biển giữa Anh và Bắc Ireland. Tuy nhiên, các cộng đồng thân Anh tại Bắc Ireland cho biết việc này đang làm suy yếu vị thế của họ tại Vương quốc Anh.

Đảng Liên minh Dân chủ (DUP) - đảng liên minh lớn nhất Bắc Ireland, cũng cho rằng, tỉnh này không nhất thiết phải tuân theo các quy định EU mà không có tiếng nói riêng.

Trong khi các cuộc trưng cầu dân ý liên tục chứng minh rằng, đa số cử tri Bắc Ireland - những người phản đối Brexit - ủng hộ nghị định thư thì Quốc hội tỉnh và Chính phủ liên minh đã không thể được thành lập từ một năm qua do sự phản đối từ những người theo chủ nghĩa hợp nhất.

Các cuộc đàm phán được nối lại lần đầu tiên vào tháng 10/2022, sau hơn bảy tháng gián đoạn, ngay khi ông Rishi Sunak được bổ nhiệm làm thủ tướng thứ ba của Anh trong vòng một tháng.

Empty

Các trở ngại chính

Ngoại trưởng Anh - James Cleverly cho biết, chính phủ hiện đang tiếp tục tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề được cho là nổi cộm.

Vấn đề hải quan:

Vào tháng 1/2023, Anh và EU đã đạt được thỏa thuận hải quan liên quan đến Bắc Ireland. Thoả thuận này có khả năng liên quan đến hành lang xanh cho hàng hóa đến Bắc Ireland và hành lang đỏ cho hàng hóa đến Ireland.

Tòa án Công lý châu Âu (ECJ):

Các nhà chức trách đã từ chối bình luận về việc họ sẽ làm thế nào để xoa dịu những lo ngại của DUP và một số thành viên ủng hộ Brexit của Đảng Bảo thủ cầm quyền Anh, về vai trò của Tòa án Công lý châu Âu, hay đúng hơn là việc áp dụng luật pháp EU tại một tỉnh do Anh cai trị.

DUP khẳng định, mọi sự điều chỉnh "đều phải đem lại tiếng nói cho người dân Bắc Ireland trong việc soạn thảo luật".

Nghị định thư nêu rõ các quy định và chỉ thị của EU mà Bắc Ireland phải thích nghi theo. Điều đó có nghĩa là các hành vi pháp lí mới của EU sẽ có thể được thêm vào các đạo luật áp dụng tại vùng này.

Vai trò của ECJ có thể sẽ được EU và Anh thể hiện khác nhau. London sẽ đóng vai trò là thẩm phán cho Bắc Ireland, trong khi ECJ sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về các tranh chấp liên quan đến luật pháp EU tại Bắc Ireland. Điều này đã vấp phải sự phản đối từ những người thuộc Đảng bảo thủ ủng hộ Brexit, họ cho rằng nó không giải quyết được việc Bắc Ireland phải tuân theo luật pháp châu Âu.

Đồng tình hay phản đối?

Chính phủ Anh đã cố gắng giữ kín nhất có thể các cuộc đàm phán, nhưng điều này đã làm dấy lên những suy đoán về hướng giải quyết mà cả hai bên đã đưa ra để khắc phục một số vấn đề.

Trong một cuộc họp với ông Sunak trong tháng này, DUP đã hoan nghênh những tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán, đồng thời cũng nhắc lại bảy tiến trình để có thể thông qua tất cả các thỏa thuận.

Đảng Bảo thủ ủng hộ Brexit, thành viên của Nhóm nghiên cứu châu Âu (ERG), cho biết họ sẽ ủng hộ lập trường của DUP, đồng thời bày tỏ lo ngại về việc duy trì vai trò của luật pháp EU ở Bắc Ireland, cũng như kế hoạch của chính phủ nhằm bác bỏ Dự luật Nghị định thư Bắc Ireland.

Dự luật Nghị định thư Bắc Ireland, nếu được Quốc hội thông qua, Chính phủ Anh sẽ được quyền đơn phương huỷ bỏ thỏa thuận.

Một số thành viên ERG lo ngại rằng ông Sunak chỉ đang cố gắng đàm phán nhiều hơn, thay vì tìm cách bãi bỏ nghị định thư hiện hành.

Thủ tướng Anh đã có cuộc gặp gỡ với ERG để xoa dịu những lo ngại của họ. Ông cũng đã nhiều lần thể hiện mong muốn có thể bảo vệ vị trí của Bắc Ireland trong Vương quốc Anh và tìm giải pháp cho các vấn đề hiện tại.