Nợ xấu ngân hàng chớ vội lạc quan

Thứ bảy, 04/05/2019, 07:02 AM

Dù không còn là điểm nóng của mùa đại hội cổ đông 2019 nhưng nếu nỡ xấu của các ngân hàng vẫn còn những lo ngại khi số lượng nợ khó thu hồi có thể tăng.

Nợ xấu ngân hàng
Dù không còn là điểm nóng của mùa đại hội cổ đông 2019 nhưng nếu nỡ xấu của các ngân hàng vẫn còn những lo ngại khi số lượng nợ khó thu hồi có thể tăng. Ảnh minh họa

Báo cáo phân tích của CTCP Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, năm 2018, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Ngân hàng VPBank vẫn gia tăng, ở mức 3,21%, cao hơn so với mức 2,89% năm 2017, trong đó, ngân hàng mẹ nợ xấu là 2,41% so với 2,33% năm 2017 và tại FE Credit là 5,98% so với 5% năm 2017.

Điều này lý giải tại sao chi phí dự phòng của Ngân hàng tăng tới 41%, lên 11.250 tỷ đồng. Nợ xấu vẫn tăng dù Ngân hàng đã mạnh tay xóa tới 10.676 tỷ đồng nợ xấu, tăng gần 63% so với năm 2017, trong đó, ngân hàng mẹ đã xóa 3.240 tỷ đồng (tăng 99%) và FE Credit đã xóa 7.430 tỷ đồng (tăng gần 51% so với năm 2017).

Tại LienVietPostBank, điểm sáng trong vấn đề nợ là tổng nợ xấu của ngân hàng này tính cuối quý I/2019 suýt soát so với hồi đầu năm, ở mức 1,682 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 giảm đến 31% và nợ nhóm 5 giảm 15%, mặc dù nợ nhóm 4 lại gấp 2,3 lần đầu năm. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay giảm từ mức 1,41% tại ngày 31/12/2018 xuống còn 1,36%.

Tại BIDV, theo báo cáo tài chính kiểm toán 2018, số liệu nợ xấu tăng từ 16.697 tỷ đồng lên 18.802 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 4 nâng từ 4.680 tỷ đồng lên 6.182 tỷ đồng và nợ nhóm 3 từ 4.847 tỷ đồng lên 5.450 tỷ đồng. Nợ nhóm 5 không đổi sau kiểm toán, chiếm 38% tổng nợ xấu.

Theo đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của BIDV tăng từ 1,69% lên 1,9%. Đối với vấn đề nợ xấu tăng, Chủ tịch HĐQT BIDV, ông Phan Đức Tú cho biết: “Dự phòng rủi ro không ảnh hưởng nhiều do kỳ trích lập dự phòng rủi ro là 30/1, nên phần chuyển từ nợ nhóm 2 sang nhóm 3, 4 không chuyển sang hệ nhóm 5, nên tỷ lệ nợ nhóm 5 số lượng cụ thể nợ tuyệt đối của nhóm 5 chuyển qua trước và sau kiểm toán bằng nhau nên số tăng thêm không đáng kể. Do đó, không ảnh hưởng nhiều đến tổng thu nhập và lợi nhuận ngân hàng”.

Tại Đại hội TPBank, Ban lãnh đạo Ngân hàng trình cổ đông thông qua việc thành lập Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản ngân hàng Tiên Phong (Công ty AMC). Lý giải về kế hoạch này, TPBank cho biết, trong thời gian tới hoạt động tín dụng sẽ tiếp tục được mở rộng, mặc dù tỷ lệ nợ xấu của TPBank vẫn được kiểm soát ở mức thấp nhưng số lượng nợ khó thu hồi có thể tăng lên và các khoản nợ đọng này cần được xử lý nhanh chóng, dứt điểm để đảm bảo kiểm soát tỷ lệ nợ xấu nội bảng theo mục tiêu đề ra dưới 1,5%.

Còn hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng MSB cho thấy một số kết quả tích cực. Cụ thể, thu hoàn nhập dự phòng của các khoản nợ đã xử lý từ trước tăng 393%. Tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát tốt ở mức 2,21%, dưới mức 3% theo quy định. Lãnh đạo MSB cho biết, năm 2019 sẽ tập trung xử lý nợ xấu, xoá sạch hơn 3.000 tỷ đồng nợ xấu đã bán cho VAMC bằng cách xử lý tài sản bảo đảm và trích lập dự phòng.

Tính đến cuối năm 2018, lượng trái phiếu VAMC của nhiều ngân hàng vẫn duy trì ở mức cao. Theo thống kê từ báo cáo tài chính kiểm toán của 23 ngân hàng đã công bố (không có Agribank), Sacombank là ngân hàng có lượng nợ xấu ở VAMC nhiều nhất với 40.233 tỉ đồng.

Đứng thứ hai và thứ ba là các ngân hàng: SCB với 26.685 tỉ đồng và BIDV với 14.138 tỉ đồng. Dưới BIDV là VietinBank, ngân hàng vừa tuyên bố sạch nợ VAMC vào tháng 6/2018 đã bán sang hơn 13.400 tỉ đồng nợ xấu và thu về trái phiếu đặc biệt trong quí IV/2018.

Thống kê từ 24 ngân hàng đã công bố BCTC Kiểm toán cho thấy, đến cuối năm 2018, tổng lượng trái phiếu đặc biệt của VAMC mà các ngân hàng này đang nắm giữ lên tới 126,7 nghìn tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ 0,5% so với cuối năm 2017.

Đây mới chỉ là con số thống kê được từ 24 ngân hàng, trên thực tế, con số này của cả hệ thống sẽ còn lớn hơn nhiều khi chưa kể đến 10 ngân hàng nữa, trong đó có cả những ngân hàng đã đẩy lượng nợ xấu khá lớn sang VAMC như Agribank,…

Đã có 5/24 ngân hàng xóa sạch nợ tại VAMC, bao gồm Vietcombank, MBBank, Techcombank, OCB và VIB.

 

Hóa đơn tiền điện tăng mạnh: EVN đổ do thời tiết

Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục giữ quan điểm cho rằng, nếu người dân vẫn dùng lượng điện tương tự như trước thì điện chỉ tăng hơn 8,3%.

 

Được tỷ phú Trần Bá Dương 'cứu' bầu Đức vẫn chưa thoát khỏi khó khăn

Kết thúc quý 1/2019 lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã cổ phiếu HAG) của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) chỉ lãi 22 tỷ đồng.

 

Phó tổng EVN: 'Giá điện sẽ tăng nếu... giải tán EVN'

Ông Đinh Quang Tri, phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực VN (EVN), khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh những phản ứng của khách hàng về tiền điện tăng vọt.