Ông Dương Trung Quốc lo ngại trì trệ cuối nhiệm kỳ sẽ ảnh hưởng tiến độ dự án sân bay Long Thành

Thứ năm, 31/10/2019, 11:10 AM

Theo ĐBQH Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nếu không có sự năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì việc xây dựng sân bay Long Thành khó hoàn thành.

ong-duong-trung-quoc-lo-ngai-tri-tre-cuoi-nhiem-ky-anh-huong-tien-do-du-an-san-bay-long-thanh
Theo ĐBQH Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nếu không có sự năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì việc xây dựng sân bay Long Thành khó hoàn thành.

Sáng 31/10, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV tiếp tục thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước. Nhiều nội dung nóng được các đại biểu Quốc hội nêu ra, trong đó có dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai).

Với tư cách đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, ông Dương Trung Quốc đề cập tiến độ sân bay Long Thành. Vị đại biểu này cho biết, Đồng Nai đang gánh những trọng trách nặng nề để hoàn thành trách nhiệm liên đến dự án sân bay Long Thành. Ông Quốc cho biết từ giờ đến hết nhiệm kỳ Quốc hội, Chính phủ (giữa năm 2021) lại là cao điểm của nhiệm vụ gian nan là giải phóng mặt bằng, tái định cư vùng dự án.

“Vào thời điểm chuyển giao bộ máy quyền lực giữa 2 nhiệm kỳ, bộ máy công quyền dễ thu mình, đóng băng, bất động, bởi sự trì trệ bắt nguồn từ mục tiêu an toàn, để giữ vững hoặc cải thiện vị thế trong bộ máy quyền lực. Điều đó làm phương hại đối với việc chỉ đạo, dịch vụ công liên quan đến dự án, người dân”, ông Quốc nói.

Ông Quốc cho rằng với dự án lớn, nếu không khắc phục được điều đó, nếu không có sự năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì việc xây dựng sân bay Long Thành khó hoàn thành.

ong-duong-trung-quoc-lo-ngai-tri-tre-cuoi-nhiem-ky-anh-huong-tien-do-du-an-san-bay-long-thanh
PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không (Trường Đại học Bách Khoa TP HCM).

Từng đsóng góp nhiều ý kiến xây dựng cũng như phản biện từ khi Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (gọi tắt sân bay Long Thành) mới “thai nghén” trong ý tưởng, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không (Trường Đại học Bách Khoa TP HCM) cho rằng, dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành tính toán tài chính cách nào cũng lỗ.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống phân tích, Báo cáo Giải trình bổ sung về Báo cáo dự án sân bay Long Thành vào tháng 10 năm 2014, để giảm áp lực huy động nguồn vốn lớn 7,8 tỷ USD trong giai đoạn 1, chủ đầu tư là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam lại phân kỳ đầu tư thành giai đoạn 1a và 1b. Giai đoạn 1a từ 2016 đến 2022 cần 5,66 tỷ USD để xây dựng 1 đường cất hạ cánh và nhà ga hành khách có năng suất 17 triệu khách/năm. Giai đoạn 1b từ 2022 đến 2025 cần gần 2,2 tỷ USD để xây dựng thêm một đường cất hạ cánh nữa để nâng năng suất lên 25 triệu khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết trong số 7,8 tỷ USD đầu tư cho giai đoạn 1, tiền từ ngân sách và vay ODA chiếm hơn một nửa (51,5%), gần một nửa còn lại (48,5%) là vốn dự kiến sẽ huy động của doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết đầu tư.

ong-duong-trung-quoc-lo-ngai-tri-tre-cuoi-nhiem-ky-anh-huong-tien-do-du-an-san-bay-long-thanh
Theo ông Nguyễn Thiện Tống muốn phát huy hiệu quả sân bay Long Thành, Nhà nước cần phải đầu tư rất nhiều cho việc kết nối giao thông tới sân bay này.

Lộ trình thực hiện dự án sân bay Long Thành đã được Quốc hội chấp thuận năm 2015 gồm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với năng suất 25 triệu HK/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm (chậm nhất năm 2025 hoàn thành).

Giai đoạn 2: tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 1 đường cất hạ cánh cấu hình mở và 1 nhà ga hành khách để đạt năng suất 50 triệu HK/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm (năm 2025 - 2030: nghiên cứu, chuẩn bị, đầu tư).

Giai đoạn 3: hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt năng suất 100 triệu HK/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm (năm 2035 - 2040: nghiên cứu, chuẩn bị, đầu tư).

PGS. TS Nguyễn Thiện Tống cho biết, để sân bay Long Thành phát huy hết hiệu năng, Nhà nước phải đầu tư rất nhiều cho việc kết nối giao thông giữa sân bay với TP HCM và với khu vực từ Nam Trung bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long.

Dự án sân bay Long Thành dù chưa khởi công xây dựng, nhưng vấn đề đầu tư kết nối giao thông, nhất là các tuyến cao tốc vào sân bay quan trọng này đang được đặc biệt quan tâm…

Hiện nay từ trung tâm TP HCM theo cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây về đến sân bay Long Thành với chiều dài khoảng 40 km, trong đó, đáng quan tâm nhất là hai điểm kẹt xe tại nút giao An Phú (Q.2) và nút giao đường cao tốc với QL51.

Vào những lúc cao điểm cuối tuần, thời gian lưu thông trên cao tốc có thể kéo dài hơn do ùn tắc. Tuy nhiên, theo quy hoạch, nút giao An Phú sẽ được đầu tư thành nút giao khác mức để đảm bảo lưu thông thuận tiện. Đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây hiện tại 4 làn xe nhưng quy hoạch 6 làn xe và cũng có thể mở rộng nếu lưu lượng phương tiện tăng cao.

Tất cả các quy hoạch kết nối giao thông này đều cần đầu tư rất nhiều để thực hiện mà ngân sách trong tương lai khó đáp ứng được.