Panasonic ngừng giao dịch với Huawei, tiếp theo là các công ty Hàn Quốc?

Thứ năm, 23/05/2019, 10:36 AM

Ngày 23/5, hãng điện tử Panasonic của Nhật Bản cho biết ngừng kinh doanh với Huawei sau khi Mỹ cấm các công ty Mỹ cung cấp cho Huawei các linh kiện hoặc công nghệ với lý do lo ngại bảo mật, South China Morning Post đưa tin.

Hãng điện tử Panasonic của Nhật Bản cho biết ngừng kinh doanh với Huawei.
Hãng điện tử Panasonic của Nhật Bản cho biết ngừng kinh doanh với Huawei.

“Chúng tôi đã ngừng các giao dịch kinh doanh với Huawei và 68 chi nhánh của công ty đang nằm trong lệnh cấm của chính phủ Mỹ”, Joe Flynn, người phát ngôn của Panasonic cho biết. Hôm qua, chúng tôi đã ban hành một hướng dẫn nội bộ để thực thi đầy đủ các quy tắc đã được ban hành”.

Flynn cho biết hoạt động kinh doanh của công ty với Huawei liên quan đến việc cung cấp các bộ phận điện tử nhưng từ chối cho biết thêm thông tin chi tiết.

Các nhà mạng di động khác ở Nhật Bản và Anh cũng đã tuyên bố sẽ hoãn phát hành các điện thoại thông minh Huawei.

Công ty viễn thông khổng lồ EE của Anh cũng cho biết họ sẽ loại bỏ việc sử dụng thiết bị Huawei trong các khu vực cơ bản, nhạy cảm nhất trong cơ sở hạ tầng mạng của họ.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm các công ty Mỹ cung cấp cho Huawei và các chi nhánh của nó các thiết bị quan trọng với lý do lo ngại về bảo mật. Tuy nhiên, tuần này, các quan chức Mỹ cho thêm 90 ngày đến khi lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực để tránh sự “gián đoạn lớn”.

Chính phủ Mỹ cũng đang vận động Hàn Quốc không sử dụng các thiết bị Huawei. Chính phủ Mỹ đã nhiều lần gửi thông điệp tới Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông qua các kênh ngoại giao khác nhau rằng sử dụng các sản phẩm của Huawei có thể gây ra vấn đề an ninh, Chosun  trích dẫn một nguồn tin ngoại giao giấu tên ở Seoul cho hay.

Chiến dịch của Mỹ nhằm loại trừ Huawei có thể khiến các nhà cung cấp châu Á - một số là những công ty công nghệ lớn nhất thế giới - buộc phải lựa chọn giữa việc bán cho gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc và bán cho các công ty Mỹ.

Trong 92 nhà cung cấp toàn cầu cốt lõi của Huawei có 25 công ty Trung Quốc, 11 công ty Nhật Bản, 10 công ty Đài Loan, hai công ty Hàn Quốc và Hồng Kông và một từ Singapore. Trong khi đó có tới 33 công ty Mỹ là nhà cung cấp lớn của Huawei.

Các nhà cung cấp lớn của Huawei ở châu Á bao gồm Sony, Murata Manufacturing, Toshiba Memory, Fujitsu (Nhật Bản); Samsung và SK Hynix (Hàn Quốc); Nanya Technology và Semiconductor Manufacturing (Đài Loan); Flextronics (Singapore).

 

Trung Quốc tăng thuế với 60 tỷ USD hàng Mỹ để đáp trả ông Trump

Trung Quốc cho biết đã lên kế hoạch thiết lập mức thuế nhập khẩu từ 5% đến 25% đối với 5.140 sản phẩm của Mỹ trị giá khoảng 60 tỷ USD. Mức thuế này dự kiến có hiệu lực vào ngày 1/6 tới, Reuters đưa tin.

 

TT Trump nói nhiều công ty bị áp thuế cao sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam

Tổng thống Donald Trump cho rằng việc nhiều công ty chịu mức thuế nhập khẩu cao của Mỹ sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam là một trong những tổn thương mà Bắc Kinh phải chịu nếu không nhanh chóng đạt được thỏa thuận với Washington.

 

Thuế quan: Lợi thế hay yếu điểm của ông Trump?

Đàm phán thương mại Trung - Mỹ thất bại hôm thứ 6 (10/5) cho thấy rõ một điều: Có vẻ Tổng thống Donald Trump rất thích sử dụng chiêu bài tăng thuế quan lên hàng hóa để đem ra thỏa thuận trong các cuộc thỏa hiệp.