Phòng thí nghiệm Vũ Hán – tâm điểm tranh cãi về Covid-19

Thứ bảy, 18/04/2020, 08:58 AM

Kể từ khi dịch bùng phát, Phòng thí nghiệm Vũ Hán trở thành tâm điểm của các tranh cãi liên quan đến sự ra đời của virus SAR_CoV_2 gây bệnh Covid-19.

Phòng thí nghiệm Vũ Hán nằm trong Viện Virus học Vũ Hán ở Giang Hạ, Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.

Phòng thí nghiệm Vũ Hán nằm trong Viện Virus học Vũ Hán ở Giang Hạ, Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.

Phòng thí nghiệm Vũ Hán thuộc Viện Virus học Vũ Hán – một viện nghiên cứu virus, quản lý bởi Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Ẩn mình ở vùng ngoại ô nhiều đồi núi Giang Hạ, của thành phố Vũ Hán, nơi virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 xuất hiện đầu tiên, phòng thí nghiệm an toàn sinh học đảm bảo an ninh cao của Trung Quốc bị nhắc đến nhiều kể từ khi dịch xuất hiện.

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết loại virus này có khả năng đã truyền từ động vật sang người ở chợ hải sản Hoa Nam, nhưng sự tồn tại của phòng thí nghiệm gần nơi đây đã thúc đẩy các thuyết âm mưu rằng mầm bệnh lây lan từ đó.

Theo Reuters, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết các quan chức đang thực hiện một "cuộc điều tra đầy đủ" về cách thức virus "xâm nhập vào thế giới".

Dưới đây là thông tin về Viện Virus học Vũ Hán:

Viện Virus học Vũ Hán là gì? Phòng thí nghiệm Vũ Hán là gì?

Viện Virus học Vũ Hán nằm rất gần chợ hải sản Hoa Nam, nơi được cho là bắt đầu của virus gây bệnh Covid-19.

Viện Virus học Vũ Hán nằm rất gần chợ hải sản Hoa Nam, nơi được cho là bắt đầu của virus gây bệnh Covid-19.

Viện Virus học Vũ Hán có tên tiếng Anh là “Wuhan Institute of Virology”

Viện bao gồm Trung tâm Thu thập Cấy virus Trung Quốc tự nhận là ngân hàng virus lớn nhất châu Á, nơi bảo tồn hơn 1.500 chủng.

Khu phức hợp của viện chứa phòng thí nghiệm bảo mật tối đa đầu tiên của châu Á được trang bị để xử lý các mầm bệnh Loại 4 (P4) - loại virus nguy hiểm có nguy cơ lây truyền từ người sang người cao, chẳng hạn như Ebola.

Phòng thí nghiệm trị giá 300 triệu nhân dân tệ (42 triệu USD) đã được hoàn thành vào năm 2015, và cuối cùng mở cửa vào năm 2018.

Viện cũng có một phòng thí nghiệm P3 đã hoạt động từ năm 2012.

Phòng thí nghiệm Vũ Hán P4 rộng 3.000 mét vuông, trong một tòa nhà hình vuông với một phần phụ hình trụ, nằm gần một cái ao dưới chân ngọn đồi ở vùng ngoại ô hẻo lánh của Vũ Hán.

Trong một chuyến thăm gần đây, AFP không thấy có dấu hiệu hoạt động nào bên trong.

Bên ngoài có biểu ngữ mang nội dung: "Phòng ngừa và kiểm soát mạnh mẽ, đừng hoảng sợ, lắng nghe thông báo chính thức, tin vào khoa học, không lan truyền tin đồn".

Vì sao Phòng thí nghiệm Vũ Hán bị nhắc tên trong đại dịch Covid-19?

Empty

Washington Post và Fox News đều trích dẫn các nguồn tin giấu tên lo ngại rằng virus có thể đã vô tình phát ra từ cơ sở này. Theo họ, các tiêu chuẩn an toàn đối với việc xử lý các virus corona giống như SARS trong phòng thí nghiệm không đủ.

Nguồn tin của Fox News cho biết "bệnh nhân số 0" của đại dịch có thể đã bị nhiễm virus từ dơi khi đang nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Vũ Hán và lây ra cộng đồng ở Vũ Hán.

Khi được hỏi về vấn đề trên, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Mỹ đang "thực hiện một cuộc điều tra rất kỹ lưỡng".

Nhiều thuyết âm mưu khác về nguồn gốc của Covid-19 là từ phòng thí nghiệm đã xuất hiện trên mạng.

Hồi tháng Hai, Viện Virus học Vũ Hán đã lên tiếng bác bỏ những tin đồn. Nhưng sau khi xuất hiện các bài viết của FoxNews, viện này từ chối trả lời yêu cầu bình luận của AFP.

Trong thông cáo hồi tháng Hai, viện cho biết đã nhận được các mẫu virus chưa được biết đến vào ngày 30/12, xác định trình tự bộ gen của virus vào ngày 2/1 và gửi thông tin về mầm bệnh cho Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 11/1.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 17/4 cũng bác bỏ cáo buộc rằng phòng thí nghiệm là nơi bắt nguồn của dịch bệnh.

"Một người sáng suốt sẽ hiểu trong nháy mắt rằng mục đích là tạo ra sự nhầm lẫn, chuyển hướng sự chú ý của công chúng và trốn tránh trách nhiệm của họ", ông Triệu nói. Tháng trước, ông này cũng tuyên bố quân đội Mỹ có thể đã mang virus sang Trung Quốc mà không hề có bằng chứng.

Khoa học biết gì về nguồn gốc virus gây bệnh Covid-19?

Các nhà khoa học tin virus có nguồn gốc từ dơi trước khi truyền sang người thông qua một loài trung gian - có thể là tê tê có vảy được buôn bán bất hợp pháp ở Trung Quốc để làm thuốc y học cổ truyền.

Nhưng nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc được công bố trên tờ The Lancet hồi tháng Một đã tiết lộ bệnh nhân Covid-19 đầu tiên không có liên quan đến chợ hải sản Hoa Nam và 13 trong số 41 ca được xác nhận đầu tiên cũng vậy.

Nhà nghiên cứu Shi Zhengli, một trong những chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về virus corona từ dơi, là Phó giám đốc phòng thí nghiệm P4 cũng đánh giá SARS-CoV-2 đến từ dơi.

Trong một cuộc phỏng vấn với Science American, Shi cho biết trình tự bộ gen SARS-CoV-2 không phù hợp với bất kỳ loại virus corona nào mà phòng thí nghiệm của bà đã thu thập và nghiên cứu trước đây.

Trong khi đó, Filippa Lentzos, nhà nghiên cứu an ninh sinh học tại King’s College London, cho biết dù hiện tại không có bằng chứng cho lý thuyết virus rò rỉ từ Phòng thí nghiệm Vũ Hán nhưng cũng không có "bằng chứng xác thực" cho thấy virus đến từ chợ hải sản Hoa Nam.

"Đối với tôi, nguồn gốc đại dịch vẫn là một câu hỏi mở", Lentzos nói với AFP.

Theo bà, có một số dấu hiệu "có thể chỉ ra một tai nạn tiềm tàng của phòng thí nghiệm trong nghiên cứu khoa học cơ bản". Tuy nhiên, tất cả những điều này cần điều tra đáng kể để chắc chắn về nguồn gốc đại dịch.

David Heymann, giáo sư dịch tễ bệnh truyền nhiễm tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London cũng cho biết không có bằng chứng nào về nguồn gốc của virus gây Covid-19 nhưng nó "liên quan chặt chẽ với virus từ dơi".

"Có nhiều giả thuyết về cách con người bị nhiễm bệnh và tôi không nghĩ có bất kì giả thuyết nào có thể được chứng minh vào thời điểm hiện tại”, ông nói.

Bài liên quan