Rau ngót có tác dụng gì? Những người tuyệt đối không được ăn rau ngót

Thứ hai, 11/02/2019, 11:27 AM

Rau ngót là loại rau quen thuộc trong mâm cơm của người Việt. Ngoài là món ăn, thì rau ngót cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Dưới đây là những tác dụng của rau ngót mọi người có thể tham khảo.

rau-ngot-co-tac-dung-gi-nhung-nguoi-tuyet-doi-khong-duoc-an-rau-ngot
Rau ngót có tác dụng gì

Rau ngót có tác dụng gì?

Rau ngót hay còn gọi là rau bù ngót, rau bồ ngót, rau tuốt,… là một loại rau bụi mọc nhiều ở vùng nhiệt đới Á Châu. Đây là một loại rau dùng để ăn và chữa bệnh.

Rau ngót thuộc dạng cây bụi, có thể cao đến 2 m, phần thân khi già cứng chuyển màu nâu. Lá cây rau ngót hình bầu dục, mọc so le; sắc lá màu lục thẫm. Khi hái ăn, thường chọn lá non. Vị rau tương tự như măng tây. Trái ngót giống trái cà pháo nhưng kích thước nhỏ hơn.

Theo các bác sĩ đông y, lá rau ngót tính mát lạnh nên nấu chín sẽ bớt lạnh, ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc còn lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Rễ vị hơi đắng. Cả lá và rễ cây ngót đều có tác dụng với sức khỏe. Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc. Rễ còn lợi tiểu, thông huyết.

Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam... giúp chống lão hóa, cải thiện chức năng não. Vitamin A cần thiết cho tăng trưởng, thị lực, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.

Dưới đây là một số tác dụng hỗ trợ trị bệnh của rau ngót:

Chữa sót nhau thai: Bà mẹ sau sinh hoặc nạo phá thai, có khả năng nhau thai còn sót lại trong tử cung gây nhiễm khuẩn, sốt cao. Uống nước lá rau ngót 7-10 ngày, nhau thai còn sót ở tử cung sẽ bị tống ra ngoài và giảm nhiễm khuẩn. Cách làm: 50 g lá rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, đổ nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước 100-200 ml, ngày uống 2-3 lần.

Bồi dưỡng sau đẻ: Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc, giò sống, trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả, ăn hàng ngày.

Nhức xương: Rau ngót nấu với xương lợn, ăn nhiều lần trong ngày sẽ chữa nhức xương hiệu quả.

Chảy máu cam: Giã nhuyễn rau ngót rồi cho thêm nước, ít đường để uống. Bã rau ngót gói vào vải và đặt lên mũi, chữa chứng chảy máu cam hiệu quả.

Chữa nám da: Đắp rau ngót đã giã nhuyễn lên vùng bị nám, sau 20-30 phút rửa lại với nước lạnh, thực hiện hàng ngày.

Chữa chậm kinh: giã nhỏ rồi vắt lấy nước uống, bã đắp vào gan bàn chân.

Giải độc rượu: Giã nhuyễn rau ngót vắt lấy nước uống.

Chữa nám da: Đắp rau ngót đã giã nhuyễn lên vùng bị nám, sau 20-30 phút rửa lại với nước lạnh, thực hiện hàng ngày.

Các thầy thuốc đông y cũng lưu ý, phụ nữ có thai không nên ăn rau ngót bởi có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, chú ý không vò rau kỹ trước khi nấu vì có thể làm mất đi đáng kể lượng vitamin.

Trong Đông y, rau ngót dùng làm thuốc thường là cây sống hai năm trở lên.

Những người không nên ăn rau ngót?

- Phụ nữ mang thai

Rau ngót là một thực phẩm giàu dưỡng chất, rất bổ ích cho mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng nhiều.

Cho đến nay những nghiên cứu khoa học chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ. Tuy nhiên, trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, khiến chị em rất dễ sảy thai. Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau đẻ, sau sảy, sau nạo chữa sót rau nhau bằng cách: lá rau ngót 40g, rửa sạch giã nát. Thêm một ít nước đun sôi để nguội. Vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 - 20 phút nhau sẽ ra.

Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.

Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn một ít rau ngót luộc hay nấu canh. Tuy nhiên phải chọn những loại rau ngót sạch, tươi để tránh ngộ độc thực phẩm. Khi nấu phải đun sôi, nấu kỹ để đảm bảo an toàn.

- Người bị mất ngủ

Rau ngót được nghiên cứu có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Theo nghiên cứu, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động của rau ngót. Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ.