Người sốt xuất huyết cần kiêng gì để giữ sức khỏe, tránh nguy cơ tử vong?

Thứ ba, 16/07/2019, 16:17 PM

Bệnh sốt xuất huyết dễ dàng chữa khỏi khi kịp thời điều trị, tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý những vấn đề "cầm kỵ" khi đang trong thời gian mang bệnh.

sot-xuat-huyet-can-kieng-nhung-gi-de-mau-khoi
Muỗi vằn là tác nhân truyền nhiễm bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam, do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên dịch sốt xuất huyết dễ dàng lây lan ra cộng đồng, tại miền Bắc nước ta thường mùa dịch sẽ vào tháng 6 đến tháng 9, còn trong ở miền Nam do sự phân bố dày đặc của muỗi vằn nên bất kỳ lúc nào cũng có thể mắc bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết là loại bệnh mắc phải khi nhiễm virus Dengue do muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn truyền nhiễm từ người này sang người khác.

Triệu chứng của sốt xuất huyết

Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh sẽ có những đặc điểm như sốt, xuất huyết, thoát huyết tương có thể dẫn đến sốc, giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu. Nếu không chẩn đoán và xử lý kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng ngừa.

Trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước ghi nhận tình hình bệnh sốt xuất huyết đang có diễn biến bất thường khi cả nước ghi nhận 87.806 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 06 tử vong tại Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Bình, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh. So với cùng kỳ năm 2018 số mắc tăng 3,1 lần (năm 2018 số mắc cùng kỳ là 28.039, tử vong là 8 trường hợp).

Chính vì thế mỗi người cần phải hiểu rõ những triệu chứng lâm sàng để sớm phát hiện bệnh, tránh dẫn đến hậu quả nặng nề. 

Theo Bộ Y tế Việt Nam, tùy theo mức độ nặng nhẹ, sốt xuất huyết chia làm 4 độ khác nhau.

Độ I: Sốt kéo dài 2-7 ngày kèm theo các dấu hiệu như nhức đầu, đau người, chân tay nhức mỏi.

Độ II: Như độ I nhưng kèm theo có những nốt xuất huyết dưới da, niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ, mí mắt.

Độ III: Có sốt kèm theo dấu hiệu suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc kẹt mạch nhanh, yếu, da lạnh, người bứt rứt vật vã, sốc.

Độ IV: Sốc sâu, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, chân tay lạnh.

Tuy có nguy cơ dẫn đến tử vong và lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, nhưng gia đình và bệnh nhân không phải quá lo lắng về sốt xuất huyết, khi bệnh hoàn toàn có thể điều trị tại nhà nếu bệnh nhân không có các bệnh lý đi kèm, không có các dấu hiệu cảnh báo. Các bác sĩ có thể cho bệnh nhân điều trị tại nhà, tư vấn để bệnh nhân nghỉ ngơi, sử dụng thuốc hạ sốt, chăm sóc dinh dưỡng.

Tuy nhiên, việc bệnh nhân điều trị ở nhà vẫn phải được bác sĩ tư vấn và khám. Nếu thấy người lên cơn sốt, hốc mắt đau, đau nhức xương người bệnh nên vào các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn về điều trị sốt xuất huyết.

Bởi khi sốt cao và kéo dài dễ khiến cho bệnh nhân sốc là biến chứng nặng dễ tử vong, do đó cần đưa bệnh nhân đi viện ngay lập tức. Hiện tượng sốc thường hay xảy ra vào ngày thứ 3-6 của bệnh, nhiệt độ hạ xuống đột ngột, da lạnh tím tái, bệnh nhân vật vã li bì, đau bụng cấp. Sốt xuất hiện nhanh chóng với mạch nhỏ, nhanh, da lạnh, huyết áp hạ hoặc kẹt. Các trường hợp này rất dễ tử vong.

Cần kiêng gì và ăn gì khi bị sốt xuất huyết?

sot-xuat-huyet-can-kieng-nhung-gi-de-mau-khoi
Hạn chế tắm gội mà thay vào đố người bệnh nên lau người bằng nước ấm.

Khi bị bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Tuy nhiên, nếu như hạ tiểu cầu nhiều, bạn cần tránh kỳ cọ mạnh bởi sẽ gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm.

Trong thời gian từ cuối ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 7 của bệnh, triệu chứng sốt có thể sẽ giảm rõ rệt. Nhưng không vì vậy mà bệnh tình giảm nhẹ đi. Một số biến chứng khác như tăng tính thấm của thành mạch, giảm tiểu cầu... sẽ xuất hiện và gây ra xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau.

Chính vì thế, trong thời gian này, bạn nên hạn chế việc tắm gội bởi sẽ làm cho thành mạch giãn mạnh, khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn. Tốt nhất là bạn nên dùng khăn ấm lau người.

Trong trường hợp bất khả kháng cần phải tắm, bạn nên tắm bằng nước ấm. Tuyệt đối nhớ rằng, không được dùng nước lạnh để tắm gội vì sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra, dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.

Như vậy, tùy theo từng trường hợp và giai đoạn cụ thể mà việc sốt xuất huyết có được tắm không sẽ có sự thay đổi. Nhìn chung, tắm gội trong thời gian bệnh sẽ không là vấn đề nếu bạn làm theo đúng như hướng dẫn từ bác sĩ và không cần phải kiêng tuyệt đối việc này.

Khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết, thể trạng khá yếu nên cần nghỉ ngơi và bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể. Các bác sĩ khuyên, bệnh nhân nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi... để bổ sung vitamin C, uống nhiều nước điện giải... .Người bệnh tuyệt đối không tự ý truyền dịch ở các nhà thuốc, các cơ sở y tế không đảm bảo.

 

Cứu sống bệnh nhi 11 tuổi bị sốc sốt xuất huyết nặng ở Sài Gòn

Một bệnh nhi 11 tuổi đã được các bác sĩ Bệnh viện (BV) Nhi đồng I cứu sống khi bị sốc sốt xuất huyết nặng.

 

Đại diện WHO nhận định về dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam

Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá, Bộ Y tế Việt Nam rất có kinh nghiệm trong công tác chống dịch. Chỉ đạo của Bộ phù hợp với những tiêu chí quốc tế.

 

Angela Phương Trinh khiến fan lo lắng vì nghi ngờ bị sốt xuất huyết

Nữ diễn viên hiện đang phải truyền nước ở bệnh viện khiến người hâm mộ lo lắng