Status hay ngày 23/2: Đức Phật không phải là vị thần linh

Thứ năm, 22/02/2018, 23:08 PM

Status hay ngày 23/2 xin giới thiệu một bài viết khác, một quan điểm khác nữa về câu chuyện tâm linh và tín ngưỡng của người dân Việt Nam từ Hoàng Anh Sướng - tác giả cuốn "Bùa ngải xứ Mường".

Status hay ngày 23/2 gửi đến độc giả bài viết "Đức Phật không phải là vị thần linh" trên trang facebook cá nhân của nhà báo, nhà văn Hoàng Anh Sướng.

status hay ngày 23/2
Khung cảnh trang nghiêm trong ngày khai hội chùa Hương. Ảnh minh họa.

Đức Phật không phải là vị thần linh, ngài chưa bao giờ nói hay dạy đệ tử về nghi thức cúng dâng sao, giải hạn

"Ngài chỉ dạy rằng: tất cả HỌA và PHÚC đều là do NHÂN QUẢ mà thành. Bởi vậy, muốn biết quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang có. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại. Gieo nhân nào thì gặt quả đó. Thành công hay thất bại không do ai ban phát mà do chính chúng ta tạo nên. Tất cả đều bắt nguồn từ thân, khẩu và ý. Nhân duyên xấu do chúng ta tạo tác sẽ trổ ra quả xấu. Nhân duyên lành sẽ trổ quả tốt. Từ bấy, em luôn tích cực thực hành chánh niệm để mỗi lời nói, mỗi suy nghĩ, mỗi việc làm... không gây những khổ đau, tủi hờn, bạo động cho mình, cho người mà chỉ mang đến những hiểu biết và thương yêu, nhờ đó, tâm mình an, tâm mình lạc".

status-hay-ngay-232-duc-phat-khong-phai-la-vi-than-linh

Trong làng báo, Hoàng Anh Sướng được biết đến với những thiên phóng sự khá kỳ công như: “Chị Năm Nghĩa và hành trình 13 năm lầm lụi tìm hơn 5.000 hài cốt liệt sĩ”, “Hành trình tìm kiếm 4000 hài cốt liệt sĩ ở địa ngục trần gian Phú Quốc”, “Trò chuyện với Thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc”… Gần đây nhất, anh tạo tiếng vang khi cho ra mắt cuốn "Bùa ngải xứ Mường"

Ngày trước, khi chưa hiểu đúng Đức Phật là ai, mỗi khi lên chùa, nhìn thấy Phật, em cứ thấy sờ sợ, rờn rợn, đến độ, nhỡ có ho khan, hắt hơi một tiếng, cũng sợ Phật quở phạt. Bây giờ, khi hiểu đúng Đức Phật là ai, em thấy Phật thật gần gũi, kính yêu như cha mình, mẹ mình, gần gũi đến độ mỗi khi mệt mỏi, em muốn gục đầu vào tay Phật, vùi đầu vào lòng Phật.

Ngày trước, khi chưa hiểu đúng Đức Phật là ai, cứ tưởng Đức Phật là vị thần linh có phép thuật muôn màu, mỗi tháng 2 lần, vào ngày rằm và mồng một, dù bận rộn đến đâu, em cũng phải gắng lên chùa lễ Phật. Dâng lên bàn thờ Phật chút "lễ bạc" mà "tâm thành" của em cầu xin Ngài đủ thứ: nào sức khỏe, nào bạc tiền, nào công dành, nào ái tình.... Sau này, khi hiểu đúng Đức Phật là ai, Đức Phật không phải là đấng thần linh tối thượng có muôn ngàn phép thuật, khi nào thật rảnh rỗi, thảnh thơi, em mới lên chùa. Dâng lên bàn thờ Tam bảo một nén hương thơm, em cũng dâng lên ngài hương của Định, hương của Tâm, hương của Tuệ... do em tự chế tác.

Ngày trước, khi chưa hiểu đúng về luật nhân quả của đạo Phật, cứ đầu năm là em lại tất tả rước các thầy đến nhà làm lễ dâng sao, giải hạn. Vàng mã đốt đùng đùng. Tâm chưa yên, em còn táo tác tìm đến các ngôi chùa nổi tiếng về cúng sao giải hạn, chen lấn, xô đẩy trong biển người nườm nượp, những mong các sư thầy giải trừ hết vận đen.

Sau này, khi em biết, Tam tạng kinh điển Phật giáo không hề đề cập đến việc cúng sao giải hạn, Đức Phật cũng chưa hề dạy đệ tử về việc này. Ngài chỉ dạy rằng: tất cả HỌA và PHÚC đều là do NHÂN QUẢ mà thành. Bởi vậy, muốn biết quá khứ chúng ta đã gieo NHÂN gì thì cứ nhìn cái QUẢ mà chúng ta đang có. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái NHÂN chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại. Gieo nhân nào thì gặt quả đó. Thành công hay thất bại không do ai ban phát mà do chính chúng ta tạo nên. Tất cả đều bắt nguồn từ THÂN, KHẨU và Ý. Nhân duyên xấu do chúng ta tạo tác sẽ trổ ra quả xấu. Nhân duyên lành sẽ trổ quả tốt. Từ bấy, em luôn tích cực thực hành chánh niệm để mỗi lời nói, mỗi suy nghĩ, mỗi việc làm... không gây những khổ đau, tủi hờn, bạo động cho mình, cho người mà chỉ mang đến những hiểu biết và thương yêu, nhờ đó, tâm mình AN, tâm mình LẠC.

Bây giờ là tháng Giêng - mùa của cúng bái, cầu xin, mùa của dâng sao, giải hạn. Đến chùa nào cũng thấy cảnh khói hương nghi ngút, nườm nượp dòng người chen lấn, xô đẩy, xì xụp khấn vái. Nhìn mặt ai cũng thấy căng thẳng, lo âu, sợ hãi. Thật khó tìm được chút thanh tịnh chốn thiền môn.

Cầu mong ai cũng có một vị Phật vững chãi trong Tâm để quay trở về "hải đảo tự thân", nương tựa vào chính mình, để không phải hớt hải, hoang mang, chen lấn, xô đẩy, giao tính mạng mình, tương lại của mình vào một thế giới huyền bí, xa xăm nào đó.

Cầu mong cho tất cả mọi người TÂM luôn AN để THẾ GIỚI AN, TÂM luôn BÌNH để THẾ GIỚI BÌNH.

 

Status hay ngày 22/2: Đi chùa làm gì?

Mùa lễ hội, mùa đi đền chùa trong tháng Giêng đang diễn ra. Người Việt nô nức rủ nhau đi đền đi chùa, với hai mục đích chính là đi lễ cầu an cầu may và đi hội trong "tháng ăn chơi". Tuy nhiên, ngày nay, việc đi chùa, đi đền đã biến tướng với nhiều suy nghĩ sai lệch. Ban biên tập xin gửi tới độc giả những suy ngẫm của nhà báo Phạm Ngọc Dương trên trang cá nhân, quanh câu chuyện "Đi chùa làm gì?"