Tà Năng Phan Dũng: 5 điều phải biết khi có ý định trekking

Thứ hai, 23/03/2020, 19:41 PM

Tà Năng Phan Dũng: 5 điều phải biết khi có ý định trekking Thiên nhiên hoang sơ, trữ tình; những hiểm nguy trùng trùng hay những tai nạn thương tâm là tất cả những gì người ta hay nói về Tà Năng Phan Dũng.

Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ Tà Năng Phan Dũng phuot.vn, bạn sẽ thấy đây có lẽ là địa điểm trekking thú vị nhất Việt Nam. Với kinh nghiệm “chinh chiến” rừng Tà Năng cả vào mùa mưa và mùa khô, mình sẽ “bật mí” 5 điều giúp bạn có 1 chuyến đi ý nghĩa!

1. Không nên đi vào những tháng mùa mưa lũ

Trước khi đi Tà Năng, chắc chắn sẽ có nhiều người nói với bạn phải đi vào mùa lũ mới đem đến cảm giác trekking chân thực nhất. Tuy nhiên, đừng vội tin nếu bạn không phải dân trekking chuyên nghiệp nhé!

Tà Năng – Phan Dũng mùa mưa lũ nước chảy xiết, đục ngầu

Tà Năng – Phan Dũng mùa mưa lũ nước chảy xiết, đục ngầu

Mình “trót dại” nghe lời bạn đi vào mùa mưa với lý do mùa này ít người đi, tha hồ mà check in, ngắm cảnh, chỉ cần tránh những ngày mưa là được. Ai ngờ… người tính không bằng trời tính.

Đang đi trên đường thì cơn mưa rào ập xuống. Mưa xối xả trắng trời, mưa như trút nước, nhiệt độ cũng giảm nhanh hơn nên dù vào mùa hè nhưng cả đoàn đều cảm thấy lạnh. Mọi người vội vàng tìm chỗ trú, ai cũng ướt như chuột lột do cơn mưa lớn đến bất ngờ.

Đất Tà Năng là dạng đất đỏ bazan nên khi mưa xuống có độ xói mòn cao. Khi đi qua, đất sẽ tạo thành những đường lún sâu, ướt nhẹp, rất khó di chuyển. Đường ở những đoạn đồi cao bị nước mưa đã biến thành bãi lầy trơn trượt như bôi mỡ nên kể cả bạn trekking theo Cung Đồi Lính cũng không phải chuyện dễ dàng.

Nhưng chẳng nhẽ lại về? Thôi thì đã đi được nửa đường thì trời tạnh, phải đi tiếp cho khỏi phí công. Nhưng lúc này chúng mình mới nhận ra đã biến chuyến trekking thành một cuộc “hành xác” thực sự.

Nhóm mình chọn trekking theo Cung Thác Yavly nên thường phải băng qua suối trong suốt hành trình. Đây có lẽ là trải nghiệm kinh khủng nhất của mình khi trekking Tà Năng Phan Dũng. Nước suối dâng cao đục ngầu, nước chảy rất nhanh và mạnh bởi lũ từ trên cao đang đổ về. Những phiến đá ở bờ suối cũng trơn nhẵn, bạn sẽ bị vấp té hoặc trượt chân bất cứ lúc nào.

Lúc này, việc bạn cần làm không phải là tìm mọi cách để băng qua suối mà phải ngồi đợi cơn lũ qua đi. Hãy quan sát độ trong của nước suối khi trước khi quyết định vượt suối, bạn nhé! Thông thường, nếu thấy nước suối trong vắt, bạn có thể cân nhắc để đi qua. Tuy nhiên, nếu thấy nước bắt đầu có vẩn đục, dù là rất nhỏ thôi, bạn cũng không nên mạo hiểm, bởi đây là dấu hiệu của lũ từ thượng nguồn.

“Nói có sách, mách có chứng”, thực tế tại Tà Năng đã xảy ra những vụ tai nạn thương tâm của các du khách khi đi vào mùa mưa lũ vẫn thường xuyên xảy ra. Năm 2017, một nữ phượt thủ quê ở Đồng Nai đã bị trượt chân do nước lũ chảy xiết. Mặc dù từng có kinh nghiệm trekking nhưng chúng ta không thể đảm bảo 100% độ an toàn khi đi vào thời tiết khắc nghiệt.

2. Không đi mà không có guide (người dẫn đường địa phương)

Cung đường Tà Năng – Phan Dũng có nhiều đoạn đường khó đi, hiểm trở, lắm thác ghềnh, dốc đá, lại nhiều đường mòn. Thiên nhiên còn hoang sơ và ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Với những người mới trekking mà không có sự hướng dẫn, hỗ trợ từ guide (người dẫn đường địa phương) sẽ rất nguy hiểm, dễ bị lạc và xảy ra những tai nạn đau thương.

Porter sẽ hỗ trợ bạn kiểm soát số lượng thành viên và đảm bảo cả đoàn trekking đúng hướng, tránh bị lạc

Porter sẽ hỗ trợ bạn kiểm soát số lượng thành viên và đảm bảo cả đoàn trekking đúng hướng, tránh bị lạc

Đợt đi Tà Năng vào mùa khô, mình có gặp đoàn 5 bạn cũng tham gia trekking. Không biết là do tiếc tiền hay chủ quan, nghĩ rằng đường rừng dễ đi nên không thuê người dẫn đường. Về sau, đoàn có người bị lạc, lại không tìm được lối ra nên gào thét gọi tên nhau đến khản cổ. May mắn là các bạn ấy gặp đoàn mình rồi đi theo, lại nhờ người dẫn đường địa phương giúp đỡ mới tìm được thành viên đi lạc.

Với riêng mình, dù đã đi Tà Năng – Phan Dũng nhiều lần, vẫn cần thiết phải thuê porter. Trong rừng, thảm cây xanh mọc um tùm nên rừng tháng trước với tháng sau đã có sự khác biệt rõ rệt. Do đó, việc không thông thạo địa hình mà đi trekking đơn độc sẽ dễ gây ra những rủi ro, bất trắc.

Theo kinh nghiệm của mình, bạn nên thuê ít nhất 3 porter với đoàn từ 8 - 10 người. Một porter đi đầu để dẫn đường, một porter đi cuối để kiểm đoàn và porter ở giữa để điều phối. Nếu số lượng thành viên trong đoàn nhỏ hơn sẽ giảm số lượng porter xuống, tuy nhiên, bạn cần chắc chắn rằng phải có người dẫn đường mới tham gia trekking.

3. Chỉ mang những vật dụng cần thiết

Cung đường trekking Tà Năng – Phan Dũng khá dài và vất vả. Do đó, bạn nên mang theo hành lý tối giản để giảm tải áp lực lên cơ thể, giữ sức lực để vượt qua cả chặng đường dài.

Nhớ lần đầu tiên đi tới Tà Năng – Phan Dũng, mình mang theo đủ thứ vì sợ đi vào rừng không có thức ăn, không có nước sạch, đồ dùng lại hết thì khổ lắm. Vì vậy, đoàn mình ai cũng tay xách nách mang, balo nặng trĩu oằn cả lưng, tay mỏi nhừ vì xách nặng. Kết quả là tốc độ đi của mọi người rất chậm, thường xuyên phải dừng lại nghỉ ngơi do kiệt sức.

Cảnh đẹp thiên nhiên, những địa điểm nổi bật đều bị bỏ qua hết do ai cũng mệt mỏi. Cuối cùng mình rút ra kinh nghiệm khi đi Tà Năng – Phan Dũng, bạn chỉ cần mang theo những vật dụng cần thiết như:

-       4 lít nước uống

-       Đồ ăn khô (lương khô, mì gói, các loại bánh, xúc xích, kẹo,…) đủ số này dự kiến

-       Quần áo, mũ nón, chăn, khăn, giầy có độ bám tốt,

-       Điện thoại có offline maps hoặc GPS, pin sạc dự phòng,

-       Đèn pin, bật lửa, dao, lều, túi ngủ, thuốc (cảm cúm, chống côn trùng, đi ngoài,…)

-       Giấy tờ tùy thân.

Một số đồ dùng cần thiết cho chuyến trekking Tà Năng

Một số đồ dùng cần thiết cho chuyến trekking Tà Năng

Nếu hết nước, bạn có thể dùng nước suối, mua nước của những người dân tộc Churu trên đồi. Muốn giảm gánh nặng, đi lại nhẹ nhàng hơn, bạn có thể thuê các porter chuyên nghiệp chở hàng giúp. Hoặc các bạn cũng có thể đi theo hình thức của các công ty du lịch. Họ sẽ chịu trách nhiệm hết về đồ ăn, thức uống nên bạn không phải mang vác gì nhiều.

Sau lần đi đầu tiên, mình đã có kinh nghiệm hơn nên không mang nhiều đồ thừa nữa. Chuyến đi cũng vì vậy mà đơn giản, nhẹ nhàng nên mình có nhiều thời gian để thưởng thức cảnh đẹp và checkin cùng bạn bè.

4. Tà Năng - Phan Dũng: Không dành cho người mới

Thông thường, trekking Tà Năng sẽ đi theo 2 cung đường là cung đồi Lính và cung thác Yavly. Cung đường thứ nhất qua đồi Lính, ít sông suối, nhiều đồi núi, dài gần 40km, đi chỉ mất 2 ngày 1 đêm. Cung đường thứ hai qua thác Yavly, có khá nhiều suối, dài khoảng 55km, phải mất 3 ngày 2 đêm mới hoàn thành chuyến đi.

Thông thường, với những người mới đi Tà Năng lần đầu, bạn nên chọn cung đồi Lính để tham gia trekking. Đoạn đường này dù có nhiều lối mòn, phải leo cao nhưng có chiều dài ngắn, không quá khó đi nếu có porter. Do đó, kể cả khi bạn lỡ đi trekking đúng vào mùa mưa cũng không cảm thấy quá vất vả.

Đường trekking theo cung thác Yavly dành cho những phượt thủ đã có kinh nghiệm với độ khó cao hơn. Tuyến đường này rất nguy hiểm nếu đi vào mùa mưa lũ, năm 2017, một nữ phượt thủ cũng đã bị lũ cuốn trôi khi cố băng qua suối.

Sức bền và sự dẻo dai là 2 yếu tố không thể thiếu khi tham gia trekking Tà Năng Phan Dũng

Sức bền và sự dẻo dai là 2 yếu tố không thể thiếu khi tham gia trekking Tà Năng Phan Dũng

Chưa kể nếu đi vào mùa nóng, ở những đoạn đường ít cây cối, sức nóng bốc lên có cảm giác như đang bước trong sa mạc. Những đám cỏ lau lơ thơ nhìn thì rất thơ mộng, lãng mạn nhưng khi có luồng gió thổi lên là bụi cát bay mù mịt, trắng xóa, làm mình cay mắt, thậm chí còn bị sặc do cát bay vào miệng. Vì thế, những lúc này bạn cần phải dùng khăn vải che mặt khi di chuyển.

Trong quá trình trải nghiệm, mình cũng đã chứng kiến nhiều bạn thể lực yếu, cứ đi một quãng là phải nghỉ vì quá mệt mỏi, chân tay rã rời, không muốn đi tiếp. Vì thế, lời khuyên của mình là trước khi đi Tà Năng – Phan Dũng bạn cần chuẩn bị thể thực lốt, ý chí quyết tâm cao độ bởi cung đường này không dành cho những con đường yếu đuối.

5. Những chuyện khó hiểu tại Tà Năng

Trước khi đến Tà Năng, mình đã tìm hiểu sơ qua về những câu chuyện “chỉ những ai đã đi mới biết” ở đây. Sau đó, trong quá trình đi với các porter, mình lại được nghe thêm những mẩu chuyện kì lạ khác, đến giờ vẫn không thể quên được cảm giác lúc đó. 

Tà Năng – Phan Dũng đẹp mê hồn nhưng còn tồn tại nhiều câu chuyện tâm linh huyền bí gây tò mò, sợ hãi với nhiều người

Tà Năng – Phan Dũng đẹp mê hồn nhưng còn tồn tại nhiều câu chuyện tâm linh huyền bí gây tò mò, sợ hãi với nhiều người

Ở Tà Năng mỗi năm có một phượt thủ mất tích vào khoảng tháng 4 hoặc tháng 10 âm lịch. “Cẩn tắc vô ưu”, dù chỉ là tin đồn hay trùng hợp thì bạn cũng nên tránh đi Tà Năng vào những thời điểm này để hạn chế tai nạn xảy ra.

Câu chuyện lạc đường ở Tà Năng – Phan Dũng đã rất nổi tiếng rồi và có rất nhiều di bản do truyền miệng. Porter dẫn đoàn của mình có dặn mọi người là khi đi đường mà thấy khăn lụa trắng hoặc nắp chai đỏ thì tuyệt đối không được nhặt lên hoặc đi theo dễ lạc lối.

Lúc đầu mình cũng không tin đâu. Tuy nhiên, sau khi trải nghiệm thực tế và nghe lời kể của porter đoàn và dân địa phương, mình mới ngờ ngợ.

Có một anh trong đoàn kể rằng khi đi đường luôn cảm giác một giọng nói thủ thỉ bên tai bảo anh đi đường này, đường kia và thôi thúc anh tách đoàn ra. Rồi hình ảnh người bạn đồng hành lúc ẩn lúc hiện, khi thì đứng ở chỗ này, khi thì đứng ở chỗ khác chẳng biết là thật hay là ảo ảnh.

Không hiểu thế nào anh lại tách đoàn, đi theo tiếng nói và hình ảnh đó. Sực tỉnh thì thấy mình đã đi vào ngõ cụt, suýt nữa thì rơi xuống vực, bởi phía trước là dốc đứng, chỉ cách nhau có lùm cây.

Riêng mình, có một kỷ niệm ở Tà Năng – Phan Dũng mà mình không bao giờ quên. Tối hôm ấy, trời trở gió, đoàn mình dựng lều nghỉ qua đêm tại bìa rừng. Vì buổi tối mùa hè thường có gió cát nên rất bụi, mọi người vào lều nghỉ sớm hơn.

Mình đang nằm ngủ thì có cảm giác mát mát như ai đó đang sờ mặt rồi có tiếng thủ thỉ bên tai như tâm tình. Sực tỉnh và chợt nhớ lều đơn thì bên trong làm gì có ai ngoài mình, cửa lều cũng được kéo khóa kín. Lúc đó, mình thấy lạnh cả sống lưng, rợn cả tóc gáy, bao nhiêu da gà nổi hết cả lên. Rồi mọi người chỉ cách khấn thần Rừng, xin phép thần cho ngủ lại thì mình ngủ rất ngon tới sáng. Còn nhiều chuyện kì lại nơi đây nếu bạn xác định đến Tà Năng thì cần tìm hiểu kỹ và chuẩn bị chu đáo tránh biến cuộc khám phá thành “chuyến hành xác”.

Từ khóa Tà Năng Phan Dũng phuot.vn đang được tìm kiếm nhiều, đặc biệt trong thời điểm mùa cỏ xanh sắp tới. Với kinh nghiệm đi phượt Tà Năng của mình, hy vọng đã đem đến cho bạn những góc nhìn mới mẻ, tích cực về điểm trekking đẹp nhất Việt Nam này!

Hãy tìm hiểu kỹ những thông tin về khu rừng hoang sơ, kì bí này để có 1 chuyến đi thú vị, đầy trải nghiệm, bạn nhé!

Bài liên quan