Tác động của Brexit đến Việt Nam

Thứ sáu, 24/06/2016, 18:19 PM

Tác động của Brexit đến Việt Nam đang là vấn đề quan tâm dư luận kể từ khi có kết quả bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý mang tính lịch sử, nước Anh chính thức ra khỏi EU. Các...

Tác động của Brexit đến Việt Nam đang là vấn đề quan tâm dư luận kể từ khi có kết quả bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý mang tính lịch sử, nước Anh chính thức ra khỏi EU. Các chuyên gia kinh tế vẫn đang phân tích những ảnh hưởng từ sự việc này đến nền kinh tế, thị trường chứng khoán của Việt Nam.

Tác động của Brexit đến Việt Nam

Như vậy việc nước Anh chính thức rời khỏi EU đã được công bố trên toàn thế giới và trở thành một sự kiện chính trị quan trọng thu hút sự quan tâm của các quốc gia và khu vực khác nói chung, trong đó có Việt Nam.

Trong cuộc trưng cầu dân ý mang tính lịch sử hôm qua 23/6, kết quả kiểm phiếu cho thấy người dân Anh đã chọn rời khỏi Liên minh châu Âu với tỷ lệ 51,9% ủng hộ, 48,1%. Người dân ở London và Scotland đều nghiêng về "ở lại" EU nhưng lợi thế này đã mất đi do tỷ lệ ủng hộ thấp ở khu vực phía bắc Anh.

Tác động của Brexit đến Việt Nam f

Tác động của Brexit đến Việt Nam khiến nhiều người lo lắng

Như vậy sự kiện này chắc chắn sẽ mang lại những tác động mạnh mẽ tới nhiều khu vực trên thế giới nhưng trước hết là tới những bên liên quan trực tiếp là EU và Anh. Thậm chí nhiều người còn đưa ra dự đoán ảm đạm nhất, đó là cơn suy thoái toàn cầu sẽ quay trở lại và trở nên trầm trọng hơn cùng với sự kiện Anh rời khỏi EU bởi nước Anh chính là một trong 3 đầu tầu kinh tế của EU.

Khi nói về những tác động thì mới đây Capital Economics đã viện dẫn kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội quốc gia (NIESR) ở London cho thấy châu Á là khu vực chịu ít ảnh hưởng nhất bởi xuất khẩu từ châu Á sang Anh chỉ đóng góp 0,7% GDP toàn khu vực, vì vậy, ngay cả khi kim ngạch nhập khẩu tại Anh giảm tới 25% sau khi rút khỏi EU, thì GDP châu Á cũng sẽ chỉ mất dưới 0,2% mà thôi.

Tác động của Brexit đến Việt Nam, đánh giá của các chuyên gia kinh tế

Còn với riêng Việt Nam thì các chuyên gia kinh tế vẫn đang phân tích những tác động của Brexit. Theo  thì nền kinh tế của Việt Nam gần như không chịu tác động của quyết định Anh rời khỏi EU. Bởi theo bà thì mặc dù tham gia ký kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP nhưng Việt Nam chưa hội nhập sâu rộng.

Tác động của Brexit đến Việt Nam

Tác động của Brexit đến Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Anh

Tuy nhiên theo đánh giá từ báo Người lao động thì sự kiện này đang đặt ra không ít lo ngại tới nền kinh tế Việt Nam bởi cán cân thương mại hai chiều liên tục duy trì ở trạng thái xuất siêu, đặc biệt mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào Anh trong những năm gần đây luôn duy trì ở hai con số. Tuy nhiên theo bài viết của tờ báo này thì hiện tại, sự kiện nước Anh rời khỏi EU chưa có tác động ngay tức khắc đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong quan hệ thương mại.

Trước hết, bài viết từ báo Người Lao động đã phân tích những tác động tới các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam. Theo thống kê thì tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2008 - 2015 lên tới gần 17%/năm, trong năm 2015 đạt mức kỷ lục lên tới 4,65 tỉ USD, tương đương 15% giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực EU.

Tác động của Brexit đến Việt Nam h

Tác động của Brexit đến Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Anh

CafeF cũng đã đưa ra số liệu thống kê với 10 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường Anh giai đoạn 2011 - 2016. Phần lớn trong số đó là các mặt hàng chủ lực, có thế mạnh của Việt Nam như dệt may; nông sản; thủy sản; da giày; máy móc, thiết bị và phụ tùng; gỗ và các sản phẩm gỗ; điện thoại và linh kiện các loại... Có thể thấy những sản phẩm này đều là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nên nếu Anh rời EU, trước mắt sẽ chịu tác động không nhỏ đến việc xuất khẩu vào thị trường này.

Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế thế giới - Viện Kinh tế chính trị, ông Bùi Ngọc Sơn cũng đã đưa ra phân tích việc Brexit có thể khiến đồng bảng Anh xuống giá, dẫn đến những bất ổn trên thị trường tài chính - tiền tệ thế giới.

Cụ thể, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ kém cạnh tranh hơn khi đồng bảng Anh mất giá thì. Như vậy những doanh nghiệp có lượng đơn hàng lớn xuất khẩu vào thị trường này, hoặc đang tập trung đơn hàng ở thị trường này có thể sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng các chuyên gia cũng nhận định Anh không phải là đối tác quá lớn về phương diện xuất khẩu/thương mại nên tác động ở quy mô lớn là khó xảy ra.

Tác động của Brexit đến Việt Nam g

Tác động của Brexit đến Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng lớn nhất vào Anh

Mỗi năm, Anh nhập khẩu trên 1.000 tỉ USD, tương đương 700 tỉ bảng. Trong khi đó Việt Nam mới xuất khẩu vào thị trường Anh khoảng 5 tỉ, mới chiếm được khoảng 0,5%. Dư địa phát triển còn rất nhiều song đây có thể là rào cản cho hàng xuất khẩu Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.

Cùng với việc xuất khẩu hàng hóa thì các chuyên gia còn lo ngại việc đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam với EU bị tác động khi Anh rời EU bởi hiện nay Nghị viện châu Âu chưa phê chuẩn, nên có thể những đàm phán và cam kết trước đây với Anh có thể bị tác động và có thể phải đàm phán lại.

Tác động của Brexit đến Việt Nam e

Tác động của Brexit đến Việt Nam, tỷ trọng vốn FDI từ Anh vào Việt Nam năm 2015

Ông Nguyễn Văn Thải - Đại sứ quán Việt Nam tại Anh khuyến cáo, khi muốn vào một thị trường khó tính như thị trường Anh thì doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng, đồng thời cần có một chiến lược dài hạn và một sự đầu tư hợp lý.

Tác động của Brexit đến Việt Nam ở thị trường chứng khoán

Còn về thị trường chứng khoán Việt Nam thì mới đây Trí thức Trẻ cũng đã có bài viết phân tích tác động của việc Anh rời khỏi EU. Theo bài viết này thì trong ngày hôm nay 24/6, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm khá mạnh.

Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 24/6, chỉ số VnIndex giảm 11,5 điểm tương đương với mức giảm 1,85%, về mức 620,77 điểm. Chỉ số VN30Index cũng giảm 13,81 điểm, về mức 612,69 điểm. Trong phiên giao dịch này, các cổ phiếu lớn trong nhóm các công ty đại gia hàng đầu Việt Nam hầu hết giảm điểm. Trong rổ VN30Index, có 28 mã giảm điểm và 2 mã tăng điểm.

Tác động của Brexit đến Việt Nam a

Tác động của Brexit đến Việt Nam ở thị trường chứng khoán

Các mã chứng khoán như VIC của Tập đoàn Vingroup giảm 1.000 đồng/cổ phiếu, về mức 52.000 đồng/cổ phiếu.  Mã HPG của Tập đoàn Hòa Phát, HAG của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai hay HSG của Tập đoàn Hoa Sen cũng có mức giảm mạnh, lần lượt là 1.300 đồng, 300 đồng và 1.800 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, giá cổ phiếu của Công ty cổ phần Thế Giới di động lại có 1 phiên tăng mạnh 7.000 đồng/cổ phiếu, cán mức 122.000 đồng/cổ phiếu. Tính đến hết ngày 31/12/2015, ông Nguyễn Đức Tài nắm giữ 3.683.717 cổ phiếu của MWG. Ngoài số cổ phiếu trên, ông Tài còn đại diện cho Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Thế giới Bán lẻ 19.318.163 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 13,18% cổ phần công ty.

Tác động của Brexit đến Việt Nam b

Tác động của Brexit đến Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Anh

Như vậy, ông Tài nắm tổng cộng 23.001.880 cổ phiếu MWG. Với việc tăng giá này, ông Tài đã làm giàu thêm túi tiền trên sàn chứng khoán hơn 160 tỷ đồng.HNX-Index giảm 1,9 điểm (tương đương 2,23%). Sàn UPCoM cũng có phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ ngày đi vào hoạt động, với điểm giảm (tương đương 2,23%).

  • Việt Nam ảnh hưởng thế nào khi Anh rời EU
  • Brexit là gì và Brexit có lợi hay hại