Tăng giá điện doanh nghiệp xi măng, sắt thép lãnh đủ

Thứ năm, 21/03/2019, 17:20 PM

Tăng giá điện 8,36% sẽ ảnh hưởng chung đến các doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp sản xuất thép, xi măng có lẽ là lo lắng nhất.

tang-gia-dien-doanh-nghiep-xi-mang-sat-thep-lanh-du
Tăng giá điện 8,36% sẽ ảnh hưởng chung đến các doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp sản xuất thép, xi măng có lẽ là lo lắng nhất.

Quyết định điều chỉnh mức giá bán lẻ điện tăng 8,36% của Bộ Công thương đang làm nóng dư luận trong những ngày qua. Theo đó, giá điện sẽ tăng từ mức 1.720,65 đồng/kWh như hiện nay lên mức 1.864,04 đồng/kWh.

Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, giá bán lẻ điện sinh hoạt vẫn chia thành 6 bậc thang với giá cao nhất 2.927 đồng một kWh nếu sử dụng trên 400 kWh và thấp nhất 1.678 đồng một kWh. Các mức giá này chưa gồm thuế VAT.

Còn giá bán lẻ cho các hộ ngành sản xuất được chia theo giờ (bình thường, thấp điểm và cao điểm) và cấp điện áp dưới 6 kV, 22 kV và 110 kV.

EVN thống kê cả nước đang có 443.00 khách hàng dùng nhiều điện để kinh doanh. Theo đó, bình quân mỗi khách hàng phải trả thêm 500.000 đồng/khách hàng.

Ngoài ra, với 1,4 triệu khách sản xuất, mỗi hộ phải trả 12,39 triệu tiền điện/tháng, nghĩa là tăng thêm 839.000 (điều kiện hành vi sử dụng điện tương đương năm 2018) EVN cũng khảo sát nhiều khách hàng sản xuất rất lớn như sắt thép, xi măng…

Với 40 khách hàng sản xuất xi măng, khách phải tăng thêm 7,19%, trả thêm 13 triệu đồng/tháng. Người trả thêm cao nhất là 95 triệu đồng/tháng.

Khi khảo sát 40 khách hàng tiêu biểu sản xuất sắt thép, hộ trả thêm thấp nhất là 7,3%, tương đương 50 triệu đồng.

Nên nhớ con số 50 triệu đồng của giá điện là mức thấp nhất, trong bối cảnh doanh nghiệp thép đang khó khăn thì còn số này không hề nhỏ.

Trong khi đó với hộ gia đình, theo cách tính giá bậc mới, khách hàng dùng dưới 50 kWh/tháng sẽ phải trả thêm khoảng 7.000 đồng/tháng. Với bậc 2 dùng từ 51-100 kWh, mỗi tháng sẽ phải trả thêm 14.000 đồng.

Với bậc 2, khách dùng từ 101-200 kWh/tháng thì phải trả thêm là 31.600 đồng; với bậc 4 (dùng từ 201-300 kWh/tháng) thì phải trả thêm 53.100 đồng. Với khách hàng dùng trên 400 kWh/tháng thì phải trả thêm trung bình 77.200 đồng.

Theo thống kê của Global Petrol Prices, năm 2018, Việt Nam là một trong những nước có giá điện bình quân vào nhóm thấp của thế giới. Cụ thể, giá điện của Việt Nam hiện tại là 0,07 USD/kWh, chỉ bằng 1/2 giá điện bình quân của thế giới tức 0,14 USD/kWh.

Trong số 93 nước được thống kê, nếu tính từ thấp đến cao thì Việt Nam đứng thứ 21, tức là giá điện của Việt Nam chỉ cao hơn 20 nước nhưng thấp hơn tới 73 nước khác.

Thống kê Global Petrol Prices cho thấy, một số nước có giá điện rất cao, chẳng hạn như Đức là 0,33 USD/kWh - cao gấp 4,7 lần giá điện Việt Nam; Australia là 0,26 USD/kWh gấp 3,7 lần; Tây Ban Nha ở mức 0,25 USD/kWh gấp 3,5 lần; Italy là 0,23 USD/kWh gấp 3,2 lần. Nước có giá điện cao nhất là Đan Mạch với 0,34 USD/kWh, gấp gần 5 lần so với giá điện của Việt Nam.

 

Giá điện tăng 8,36%: Nên thay đổi tư duy điều hành

Điện đang độc quyền và khi giá thành đầu vào tăng thì việc tăng giá điện là không tránh khỏi, vậy tại sao phải cố kìm giữ? Để cuối cùng không không giữ được giá điện vọt tăng lên đến 8,36%

 

Phí bảo trì chung cư: Sai lầm của Bộ Xây dựng

Theo ông Nguyễn Văn Đực các tính phí bảo trì chung cư, cách thu và quản lý khoản phí này là sai lầm của Bộ Xây dựng đưa đến tranh chấp, kiện tụng giữa chủ đầu tư và cư dân.

 

'Nội soi' dự án bất động sản khủng của nhà bà Tư Hường

Dư luận đang xôn xao về việc ông Nguyễn Chấn, chồng bà Tư Hường "tố" con trai chiếm giữ nhiều tài sản. Cùng nhìn lại dự án bất động sản khủng của nhà bà Tư Hường.