Thái Lan sẽ trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Châu Á?

Thứ tư, 26/12/2018, 17:47 PM

Thái Lan đang tiến gần hơn việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới với dự luật này.

thai-lan-se-tro-thanh-quoc-gia-dau-tien-hop-phap-hoa-hon-nhan-dong-gioi-o-chau-a
Thái Lan được nhận định là một trong những quốc gia thân thiện với LGBT nhất châu Á.

Thái Lan đang có thêm một bước tiến mới trong việc công nhận các cặp vợ chồng đồng giới. Ngày 26/12, nội các Thái Lan đã thông qua dự thảo đầu tiên của một dự luật điều chỉnh quan hệ đối tác dân sự. Điều này mở đường cho Thái Lan trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Trong phiên bản hiện tại của dự luật, các cặp đồng giới có thể nhận con nuôi nếu họ ít nhất 20 tuổi và có hộ chiếu Thái Lan. Hơn nữa, về tài sản và bất động sản, Bộ luật Dân sự và Thương mại sẽ áp dụng những sửa đổi thích hợp, để các cặp đồng tính sẽ được bảo vệ quyền lợi như các cặp vợ chồng dị tính.

Bước tiếp theo, nội các sẽ gửi dự thảo cho Hội đồng Lập pháp Quốc gia (NLA).

“Hội đồng Lập pháp Quốc gia sẽ bỏ phiếu xem họ có chấp nhận luật này để thảo luận và đề xuất hay không. Nếu họ bỏ phiếu chấp nhận, họ có thể sửa đổi nếu cần. Sau đó, họ sẽ bỏ phiếu để thông qua nó trở thành luật”, nhà báo Ryn Jirothywat nói.

Nếu dự luật được thông qua, nó sẽ được công bố trên Công báo Hoàng gia và sẽ có hiệu lực sau 120 ngày. Jirothywat cũng nói rằng không thể đoán trước được liệu NLA có thông qua luật hay không, nhưng “họ có thể muốn một số sự phổ biến cho cuộc tổng tuyển cử tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng 2 năm sau”.

"Nội các Thái Lan hôm nay đã phê duyệt dự thảo Dự luật công nhận hôn nhân đồng giới", nhà báo Jirothywat chia sẻ trên trang cá nhân. “Dự thảo luật sẽ đi đến Hội đồng Lập pháp Quốc gia để cân nhắc thêm. Một chặng đường dài nữa để hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tuy nhiên đây là một bước nhảy vọt. Một tin tuyệt vời”, anh viết.

Tuy nhiên, một số nhà hoạt đồng LGBT tại Thái Lan lại không vui mừng trước thông tin này. Họ không muốn Quốc hội sẽ ban hành một đạo luật mới thay vì chỉnh sửa bộ luật hiện hành. Điều này tương tự với Anh đã từng làm vào năm 2004.

Tức là, các cặp đôi đồng giới được phép chung sống và đăng kí kết hôn nhưng một số quyền sẽ bị hạn chế so với các cặp vợ chồng dị tính. Điều này vẫn là bất bình đẳng. Vì thế, cộng đồng LGBT và những người ủng hộ đang nỗ lực đấu tranh để Chính phủ sửa đổi Luật dân sự hiện hành, thêm điều khoản cho phép hôn nhân đồng giới.

“Chúng tôi muốn luật Hôn nhân được sửa đổi để quyền của các cặp vợ chồng đồng giới ngang bằng với các cặp vợ chồng dị tính chứ không muốn ban hành luật mới cho công dân hạng hai”, Matcha Phorn-in, một nhà hoạt động vì quyền LGBT của Thái Lan nói.

Trước đó, tháng 5/ 2017, Tòa án Hiến pháp Đài Loan đưa ra phán quyết việc chỉ cho phép một người đàn ông và một người đàn bà kết hôn với nhau là vi hiến. Theo đó, Quốc hội có thời hạn 2 năm để chỉnh sửa hoặc ban hành luật mới. Nếu không, hôn nhân giữa người cùng giới tính sẽ tự động được thông qua vào 5/2019.

 

Mặc dù đã hợp pháp hóa quan hệ đồng giới nhưng phim LGBT vẫn bị 'hắt hủi' ở Ấn Độ

Các nhà phân phối tại Ấn Độ miễn cưỡng phát hành phim về chủ đề LGBT.

 

70.000 người Canada ký kiến nghị kêu gọi cấm liệu pháp ‘chữa trị’ đồng tính

Hiện nay, trên thế giới chỉ mới có 3 quốc gia cấm liệu pháp "chữa trị" đồng tính là Ecuador, Brazil và Malta.

 

Siêu sao đồng tính vẫn làm từ thiện sau khi qua đời 2 năm nhưng ngôi mộ của anh mới khiến khán giả xót xa

Nơi an nghỉ của nam ca sĩ đồng tính này khá hoang tàn thậm chí còn không có bia mộ.