Thăm cây cầu lịch sử đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Thứ năm, 08/08/2019, 15:02 PM

Nằm trên quốc lộ 1A cũ, có một con sông và một chiếc cầu đã ghi vào lịch sử, trở thành nỗi đau của dân tộc hơn hàng chục năm. Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải thuộc huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) là nơi hơn 60 năm trước Hiệp định Giơ ne vơ được kí kết, chọn vĩ tuyến 17 làm mốc giới tuyến tạm chia cắt hai miền Nam - Bắc của nước ta.

tham-cay-cau-lich-su-doi-bo-hien-luong-ben-hai
Cuộc chiến tranh giành độc lập thống nhất non sông đi đến sự căng thẳng cực độ khi đế quốc Mỹ nhảy vào cuộc chiến. Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải trở thành nỗi nhớ của nhân dân hai miền Nam - Bắc.
tham-cay-cau-lich-su-doi-bo-hien-luong-ben-hai
Và nay, khi non sông đã nối liền một dải, nó trở thành chứng tích lịch sử ghi dấu về cuộc chiến đấu anh dũng của quân, dân ta để giành lại độc lập, thống nhất Tổ quốc.
tham-cay-cau-lich-su-doi-bo-hien-luong-ben-hai
Cầu Hiền Lương có hai màu chủ đạo là xanh và vàng, chia cắt bởi vạch phân chia ranh giới màu trắng. Nửa cầu màu xanh là chủ quyền ranh giới của miền Bắc, nửa cầu màu vàng là ranh giới của miền Nam theo Hiệp định Giơ-ne-vơ kí kết vào năm 1954.
tham-cay-cau-lich-su-doi-bo-hien-luong-ben-hai
Cột cờ ở phía Bắc hiện nay là hình mẫu mô phỏng những cột cờ mà Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dựng trước đây. Cột cờ cao 28m, được làm bằng 6 đoạn thép ống liên kết với nhau, trên đỉnh gắn lá cờ sao vàng năm cánh. Thân cột cờ có gắn các thanh thép hình chữ nhật để làm thang, cột cờ còn được lắp hệ thống dây cáp, ròng rọc và bộ phận tời tạo thuận tiện khi treo cờ. Đế cột cờ hình tròn, có trang trí hình ảnh mô tả về lịch sử cách mạng.
tham-cay-cau-lich-su-doi-bo-hien-luong-ben-hai
Khi đứng trên cầu, phóng tầm mắt xa về phía Nam, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy Tượng Đài Khát Vọng Thống Nhất, với hình người mẹ bế con hướng mắt về miền Bắc. Tượng đài mô tả hình ảnh người vợ và người con ở phía Nam đang đau đáu nhìn về phía Bắc khi họ không thể qua sông gặp chồng, cha và người thân trong những năm tháng đất nước bị chia cắt. Phía sau là cụm tượng làm nền, mô tả hình ảnh những chiếc lá dừa nước. 
tham-cay-cau-lich-su-doi-bo-hien-luong-ben-hai
Hướng về phía Bắc, du khách sẽ nhìn thấy nhà trưng bày "Vĩ tuyến 17 và Khát vọng thống nhất " là nơi đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số hiện vật, tài liệu liên quan đến cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ.
tham-cay-cau-lich-su-doi-bo-hien-luong-ben-hai
Khi đến đây, du khách như được sống lại một phần của kí ức lịch sử, được nghe về những câu chuyện kháng chiến kiến quốc, những nỗi đau mất người thân mà chiến tranh để lại. Hãy đến tham quan nơi đây để được cùng lắng lại, nhớ đến một thời bi tráng của dân tộc ta.
 

Ghé thăm nhà vị tướng kiệt xuất của nhân loại

Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thuộc xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) chính là nơi sinh ra và lớn lên của người Anh hùng dân tộc, một vị tướng kiệt xuất của nhân loại.

 

Khám phá động Thiên Đường - hang động nhiều kỷ lục nhất Việt Nam

Từ lâu, động Thiên Đường là cái tên quen thuộc của du khách trong và ngoài nước. Nơi đây còn được mệnh danh là “Hoàng cung dưới lòng đất” với nhiều kỉ lục được thế giới ghi nhận.

 

Cận cảnh công trình nơi nhà vua từng ra hóng mát bên bờ sông Hương thơ mộng

Nghinh Lương Đình là công trình kiến trúc cung đình thời Nguyễn, tọa lạc bên bờ sông Hương, dùng làm nơi để nhà vua ra hóng mát và lên thuyền du ngoạn.