Nửa đêm nồng độ bụi tại Hà Nội vẫn tăng cao

Thứ ba, 17/09/2019, 15:58 PM

Ghi nhận từ hệ thống đo lường cho thấy, chất lượng không khí tại Hà Nội trong những ngày qua đều ở mức kém, nông độ bụi mịn tăng cao

thoi-diem-nao-ha-noi-o-nhiem-nhat
Lớp khói bụi tại Hà Nội vào buổi sáng. (Ảnh Chí Hiếu)

 Chất lượng không khí tại Hà Nội xấu đi trong nhiều ngày

 Trong những ngày qua, mức độ ô nhiễm không khí luôn ở ngưỡng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Thông tin từ hệ thống quan trắc PAMAir vào sáng nay (17/9), hơn 40 điểm đo ở các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy Hà Đông…ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, chỉ số AQI dao động 150 - 180.

Trong 2 ngày trước đó chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm nặng nề, chỉ số AQI luôn ở mức 150 - 170, mức có hại cho sức khỏe con người. Khắp nơi, không khí mù mịt, dễ dàng quan sát được bằng mắt thường. Nhiều người ra đường, nhất là người già và trẻ nhỏ có cảm giác khô, cay mắt và khó chịu về hô hấp.

Điều đáng nói, không chỉ trong những khung giờ cao điểm, mà kể cả ở khung giờ thấp điểm, chất lượng không khí luôn hơn 100 (chỉ số ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp).

Chia sẻ với báo chí ông Mai Trong Thái - Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, dữ liệu quan trắc thu được, trong những ngày này, nồng độ bụi tăng giảm rất có quy luật. Cụ thể, ngoài các thời gian cao điểm (sáng sớm và chiều tối) khi mật độ giao thông tăng cao, nồng độ bụi còn tăng cao vào khoảng thời gian từ nửa đêm cho đến trưa chiều ngày hôm sau (đạt giá trị cao nhất vào khoảng 6h00 - 9h00). 

nua-dem-nong-do-bui-tai-ha-noi-van-tang-cao
Chỉ số AQI tại nhiều nơi trên TP Hà Nội vượt mức 100.

Cũng theo chuyên gia về môi trường phân tích những chỉ số chất lượng đang ở mức độ ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người là do thời điểm giao mùa xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, càng lên cao nhiệt độ không khí càng cao. Lớp nghịch nhiệt giữ lại các khí ô nhiễm ở tầng thấp, khó phát tán nên xảy ra tình trạng ô nhiễm nặng ở Thủ đô trong những ngày qua.

Thậm chí, theo một chuyên gia không khí, không khí ở Hà Nội còn tồn tại một dạng bụi là bụi mịn PM 2.5, có ảnh hưởng cực xấu tới sức khỏe. Đây là loại bụi ở dạng siêu mịn, có đường kính = 2,5 micromet trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người) có thành phần các chất như cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí.

Người dân nên làm gì trong những ngày không khí xấu đi?

Trong không khí hiện nay, phần lớn được phát hiện là bụi PM2,5 (bụi mịn) có kích thước chỉ bằng 1/30 sợi tóc, xâm nhập vào hệ hô hấp của con người qua không khí và đi vào phổi, thậm chí đi thẳng vào máu gây độc cho cơ thể. Với bất cứ dị nguyên nào từ môi trường vào cơ thể đều có thể gây kích ứng.

Theo BSCKII Nguyễn Ngọc Hồng (Trưởng Khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, BV Phổi Trung ương), bụi trong không khí có nhiều loại, có thể là bụi vô cơ hoặc bụi hữu cơ. Ở những môi trường đô thị như ở Hà Nội, mật độ giao thông rất đông, bụi hữu cơ rất nhiều, đây là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu động cơ, đây là các phản ứng cháy không hoàn toàn, sản sinh ra nhiều sản phẩm trung gian và nhiều tạp chất khác, phát tán bào môi trường như cacbon, sunphua, nitơ, lưu huỳnh và các hợp chất kim loại như chì… rất độc hại.

Những hạt bụi này chứa nhiều hợp chất hóa học, lơ lửng trong không khí và rất nhỏ. Những chất này khi vào cơ thể nhẹ thì gây kích ứng như hắt hơi, sổ mũi, nặng có thể khiến con người có phản ứng ho, khạc đờm kéo dài, thậm chí khó thở, như ở những người có bệnh hô hấp, bệnh mạn tính ở phổi như viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, làm nặng thêm vấn đề tim mạch… Sống trong môi trường ô nhiễm không khí kéo dài còn gây các rối loạn tắc nghẽn.

Trong những ngày chất lượng không khí xấu, BS Hồng khuyến cáo: "Người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, hoặc các bệnh nền mãn tính không nên ra ngoài.

Nếu trong trường hợp ra ngoài thì cần phải đeo khẩu trang, kính mắt... Kích thước PM2,5 có thể vượt qua các loại khẩu trang thông thường và tất cả các hàng rào bảo vệ của cơ thể, vào tận phế nang và đi vào máu, gây hại cho cơ thể, nhưng lại giúp giảm bớt lượng bụi khói khi di chuyển trên đường. Nếu gặp triệu chứng ho, khó thở ngày càng tăng cần đến cơ sở y tế ngay lập tức".

AQI là chỉ số để báo cáo chất lượng không khí hàng ngày đối với 5 chất ô nhiễm cơ bản gồm bụi PM10, SO2, NO2, CO và O3.

Theo bảng quy đổi giá trị AQI, chỉ số chất lượng không khí gồm các mức:

- Mức TỐT (xanh) 0- 50: không ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Mức TRUNG BÌNH (vàng) 51-100: khuyến cáo nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) nên hạn chế thời gian ở ngoài.

- Mức KÉM (da cam) 101-200: nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở ngoài.

- Mức XẤU (đỏ) 201-300: nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ở ngoài.

- Mức NGUY HẠI (nâu) trên 300: khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà.

 

Ô nhiễm không khí tại đô thị: Bụi mịn có thể xuyên qua khẩu trang, 'chui' vào máu

Với kích cỡ chỉ nhỏ bằng 1/20 sợi tóc, bụi mịn xuất hiện ở nhiều thành phố như một nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp, thậm chí dễ dàng len lỏi vào đường máu.

 

Thực hư thông tin giáo viên, học sinh phải đeo khẩu trang trong lớp học vì ô nhiễm không khí ở Bắc Kạn

Giáo viên, học sinh đều phải đeo khẩu trang trong lớp học, thậm chí nhiều bậc phụ huynh đã cho con nghỉ học do nghi ngại về bầu không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

 

'Đất vàng' Rạng Đông xây chung cư, giá bao nhiêu m2?

Với vị trí “đất vàng”, so sánh giá các chung cư khu vực xung quanh Hạ Đình, nếu khu đấy Rạng Đông được xây chung cư, giá bán được dự báo sẽ không thấp hơn 30 triệu đồng/m2.