Thông tin tình hình hạn mặn miền Tây: Hỗ trợ bồn chứa nước cho dân

Thứ bảy, 18/04/2020, 09:00 AM

Thông tin tình hình hạn mặn miền Tây ngày 18/4 cho biết, Sóc Trăng hỗ trợ gạo và bồn chứa nước cho người nghèo, nhiều người dân tìm cách thích nghi với tình hình.

Thông tin tình hình hạn mặn miền Tây cho biết, ngày 17/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức đợt hỗ trợ cho người dân nghèo bị ảnh hưởng bởi hạn mặn. 

Thông tin tình hình hạn mặn miền Tây: Lãnh đạo Mặt trận tỉnh Sóc Trăng và nhà tài trợ trao tượng trưng bồn chứa nước cho đại diện các xã được hỗ trợ.

Thông tin tình hình hạn mặn miền Tây: Lãnh đạo Mặt trận tỉnh Sóc Trăng và nhà tài trợ trao tượng trưng bồn chứa nước cho đại diện các xã được hỗ trợ.

Theo đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tiến hành trao 35 bồn chứa nước (loại 500 lít) và 2.000 kg gạo cho người dân nghèo bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn mặn tại 4 huyện Châu Thành, Thạnh Trị, Mỹ Tú và Long Phú.

Tổng trị giá đợt hỗ trợ lần này là khoảng 70 triệu đồng, do Công ty Biển Báu Angkor – Nha Trang tài trợ.

Tỉnh Sóc Trăng là một trong những địa phương đang chịu thiệt hại nặng nề bởi hạn hán và xâm nhập mặn năm 2020. Toàn tỉnh có 73 xã (thuộc 10 huyện) với hơn 26.500 hộ thiếu nước sinh hoạt, hàng ngàn héc ta lúa, cây ăn trái, hoa màu bị thiệt hại do hạn mặn gay gắt. UBND tỉnh Sóc Trăng vừa công bố tình huống khẩn cấp do hạn, mặn xâm nhập với mức độ rủi ro cấp 2.

Thông tin tình hình hạn mặn miền Tây: Từng bước thích ứng với thiên tai

Ở những khu vực thường xuyên thiếu nước sản xuất vào mùa khô, người dân đã chủ động trữ nước bằng các túi nhựa, đào ao hay chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, từng bước thích nghi với hạn, mặn.

Tại vùng trồng cây ăn trái ở Tiền Giang, Bến Tre nông dân sử dụng túi nhựa để chứa nước phục vụ tưới cây trong mùa hạn mặn. Ảnh: Báo Nông Nghiệp

Tại vùng trồng cây ăn trái ở Tiền Giang, Bến Tre nông dân sử dụng túi nhựa để chứa nước phục vụ tưới cây trong mùa hạn mặn. Ảnh: Báo Nông Nghiệp

Đây là những biện pháp nông dân miền Tây đang áp dụng không chỉ giảm nước tưới, nhằm giúp cây phát triển vượt qua mùa hạn mặn năm nay. Đặc biệt là tại Tiền Giang.

Nhiều người phải đào ao trong vườn, sau đó trải bạt phía dưới, mua nước ngọt do các sà lan hút từ các con sông chưa bị nhiễm mặn với giá từ 80.000-120.000 đồng/m3 (tùy đường xa gần) đổ vào dự trữ. Tuy nhiên, do đang nắng nóng, nước dễ bốc hơi, không giữ được lâu.

Cập nhật thông tin tình hình hạn mặn miền tây cho thấy, những ngày qua, trên những cánh đồng khô khốc trồng rau màu ở xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) xuất hiện máng nước ngọt dã chiến nằm giữa ruộng nhằm phục vụ nước tưới cho hoa màu.

Anh Trương Văn Yên, nông dân xã An Lạc Thôn cho biết: Nào giờ vùng này ít hạn mặn xâm nhập sâu và lâu như năm nay. Hơn 1 tháng nay nước ngọt trong ao mương không còn nữa, lòng ao khô trơ đáy.

Hơn 3 công dưa hấu trồng được 20 ngày tuổi không còn nước tưới, chính vì vậy anh đã nghĩ ra máng nước dã chiến này được đào sâu 0,5m, bề mặt gần một mét, dài 60m, trải nylon chạy dài giữa ruộng dưa hấu.

Nước ngọt được lấy từ giếng khoan của gia đình cách ruộng khoảng 40m được anh bơm lên dẫn vào ống nhựa đưa vào đây dự trữ.  

Tổng chi phí ông Yên bỏ ra khoảng 3 triệu đồng, nếu bơm đầy máng có thể đạt tới 20m3, đủ tưới trong 2-3 ngày. Dưa sẽ cho thu hoạch sau 45-50 ngày xuống giống, năng suất khoảng 5 tấn mỗi công.

Thông tin tình hình hạn mặn miền Tây: Thay đổi cơ cấu cây trồng

Năm nay do thời tiết bất lợi nhiều nông dân ở vùng Bảy Núi (An Giang) đã mạnh dạng chuyển đổi đất lúa sang trồng các loại hoa màu khác và cây ăn trái nhằm giảm lượng nước tưới mà đem lại hiệu quả kinh tế không thua gì lúa. Trồng các loại rau màu chịu hạn tốt như: đậu xanh, khoai mì, bắp, đậu phộng, đậu bắp, đậu rồng…

Các loại cây này có ưu điểm là dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, ít sâu bệnh, nhu cầu sử dụng nước tưới ít. Đặc biệt là chịu hạn tốt nên mỗi ngày chỉ cần tưới nước 1 lần là đủ, chi phí đầu tư thấp.

Bài liên quan