Thủ tướng: 'Đâu là điểm nghẽn của kinh tế Việt Nam'

Thứ năm, 02/05/2019, 14:46 PM

Phát biểu khai mạc Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra câu hỏi về điểm nghẽn kinh tế Việt Nam cũng như giải pháp.

Diễn đàn kinh tế tư nhâ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn Kinh tế tư nhân, sự kiện cấp cao có quy mô quốc gia, quốc tế lớn nhất trong năm 2019. Ảnh Chí Hiếu

Chiều ngày 2/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn Kinh tế tư nhân, sự kiện cấp cao có quy mô quốc gia, quốc tế lớn nhất trong năm 2019 về những vấn đề then chốt, giải pháp phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Nhà nước là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Với su sự có mặt đông đảo lãnh đạo, cơ quan trung ương địa phương, khách quốc tế, nhà khoa học hôm nay, hơn 2.500 doanh nhân sẽ đề cập những vướng mắc để tháo gỡ những rào cản, thách thức.

Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam chứng kiến nhiều thành quả của nền kinh tế, đặc biệt 2018 là năm thứ 4 liên tiếp có số doanh thành lập mới với số vốn kỷ lục, trong đó có vai trò của khối doanh nghiệp tư nhân. Tư nhân đang tạo ra khoảng hơn 42% GDP, nhiều doanh nghiệp đã khẳng định giá trị thương hiệu trên thị trường và được người dân tin tưởng.

Dù chưa có đánh giá đầy đủ, nhưng 2 năm qua cho thấy khát vọng vươn lên của khu vực này. "Khu vực này có vai trò hết sức quan trọng của nền kinh tế, cần tìm cách kích hoạt tốt hơn nữa", Thủ tướng nói.

Gần 2 năm nữa sẽ diễn ra Đại hội Đảng, Diễn đàn hôm nay là cơ hội để Chính phủ lắng nghe các ý kiến, phát triển hơn nữa doanh nghiệp tư nhân, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng gợi mở một số điều để phát huy lợi thể của cộng đồng doanh nhân. Đó là làm thế nào để doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể vươn ra thế giới, hàng triệu hộ kinh doanh cá thể có thể tạo lợi thế cho bản thân và xã hội, đây là vấn đề khó nhưng với khát vọng vươn biển lớn, đổi mới sáng tạo sẽ là động lực quan trọng.

Thủ tướng lấy dẫn chứng về những chiến công hào hùng của dân tộc. Nếu tính tổng nguồn lực, Việt Nam đều thua các đối thủ trong quá khứ nhưng vẫn chiến thắng nhờ nội lực vững mạnh, phát huy điểm mạnh của mình. Nền kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh, có nhiều cải tiến nhưng vẫn còn tồn tại nhiều rào cản. Câu hỏi được Thủ tướng đặt ra: "Đâu là điểm nghẽn của kinh tế Việt Nam, làm thế nào để đẩy mạnh, phát triển các ngành nghề kinh tế?".

thu-tuong-doanh-nghiep-can-co-tinh-than-dan-toc-long-yeu-nuoc
Phát biểu khai mạc Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, các doanh nghiệp cần có tinh thần dân tộc, tình yêu nước mới có thể phát triển bền vững. Ảnh Chí Hiếu

Thủ tướng nhấn mạnh, những doanh nghiệp, doanh nhân ngồi tại hội trường này là người đi tiên phong. Những đề xuất của họ trong chương trình sẽ góp phần phát triển kinh tế tư nhân thành ngành mũi nhọn.

Ông cũng đề cập đến tinh thần doanh nghiệp với chí tiến thủ cao, luôn nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, cách tân doanh nghiệp. Doanh nhân cần kinh doanh chân chính, góp phần phòng chống tham nhũng.

Bên cạnh đó là lòng yêu nước. Các doanh nghiệp tạo nên những thương hiệu nổi tiếng, có thể vươn tầm thế giới sẽ góp phần đưa tên tuổi Việt Nam ra toàn cầu. "Các doanh nghiệp cần có tinh thần dân tộc, tình yêu nước mới có thể phát triển bền vững", Thủ tướng nói.

Có nhiều câu chuyện về kinh tế tư nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Đó là động lực để phát triển kinh tế tư nhân, tạo sức mạnh mềm để Việt Nam có thể vươn tầm thế giới. Thông qua diễn đàn này, Việt Nam sẽ chắt lọc được nhiều ý tưởng tinh túy, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân.

Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam, trước đó dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh Tọa đàm "Nữ doanh nhân và khát vọng vì một Việt Nam hùng cường" lắng nghe các nữ doanh nhân và chuyên gia kinh tế ghi nhận sự cống hiến cũng như truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nhân nữ Việt Nam. 

 Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chia sẻ, Toạ đàm đã mang đến cho bà một cảm xúc đặc biệt khi gắn kết giữa vai trò của những nữ doanh nhân với khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Ở nước ta, phụ nữ chiếm khoảng 48% lực lượng lao động và có những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc gia. Cũng theo Phó Chủ tịch nước, ngày nay, chị em có nhiều điều kiện tiếp cận khoa học công nghệ, đóng góp vào kinh tế chung kinh tế thế giới.

_IEU0536
Tọa đàm "Nữ doanh nhân và khát vọng vì một Việt Nam hùng cường" lắng nghe các nữ doanh nhân và chuyên gia kinh tế ghi nhận sự cống hiến cũng như truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nhân nữ Việt Nam. Ảnh Chí Hiếu

Phó Chủ tịch nước gợi ý và đề nghị cần phải được xây dựng cả về số lượng và chất lượng, nuôi dưỡng khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, nâng cao năng suất lao động, không để thua ngay trên sân nhà, phấn đấu có nhiều dịch vụ tốt, mang giá trị toàn cầu.

Các nữ doanh nhân cần nâng cao hiểu biết và nhận thức quốc tế, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh. Bản thân doanh nhân nữ cần nâng cao tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, quan hệ lao động hài hoà, làm cho đời sống không ngừng nâng cao, tham gia an sinh xã hội giúp đỡ đồng bào khó khăn.

Tại Toạ dàm bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ, slogan của Tập đoàn là khát vọng của cộng đồng đổi mới. Bà cũng cho biết, bản thân rất hưng phấn khi nhìn lên diễn đàn có hai chữ khát vọng và mong rằng các doanh nhân ở đây, chúng ta hãy có khát vọng cho chính bản thân mình, cho tổ chức mình và cho một Việt Nam thịnh vượng.

Tháng 10/2001, bà Nguyễn Thị Nga may mắn được một quỹ của Mỹ cho bà Hillary Clinton khi mời tham dự khoá đào tạo đặc biệt "Leadership" cho các doanh nghiệp nữ của Việt Nam tại Trường Đại học Geogre Town W.D.C, do quỹ tài trợ của bà Hillary Clinton thực hiện.

Lúc đó tiếng Anh của bà có giới hạn nhưng đủ khả năng tự giới thiệu mình và cần người hỗ trợ. Kết quả, bà đã đạt tấm bằng xuất sắc và được đào tạo ở chính khu vực MBA của Mỹ. Qua đó, bà Nga muốn đưa thông điệp điểm gì mình thấy chưa mạnh thì không nên ngần ngại, hãy nói tôi cần sự hỗ trợ. 

dien-dan-kinh-te-tu-nhan
Nữ doanh nhân Trần Uyên Phương - Phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ những cảm nhận thú vị về một thế hệ doanh nhân chuyển giao. Ảnh Chí Hiếu

Với khát khao sáng tạo, tìm tòi những sản phẩm mới của thế giới đến Việt Nam, khoảng 20 năm về trước khi BRG nhận chuyển nhượng sân golf đầu tiên của miền Bắc từ nhà đầu tư Thái Land, lúc bấy giờ rất ít người Việt Nam biết đến golf, chính bản thân bà Nga dù đã là Chủ tịch của sân nhưng cũng chưa bao giờ cầm gậy, chưa bao giờ ra sân với tư cách người chơi, thậm chí vô cùng ngạc nhiên khi thấy gôn thủ bỏ nhiều giờ đồng hồ giữa trưa nắng để để theo đuổi đam mê với môn thể thao này.

Trong khi đó chia sẻ tại buổi tọa đàm đại diện cho thế hệ lãnh đạo thuộc nhóm 8X, 9X, Trần Uyên Phương - Phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ những cảm nhận thú vị về một thế hệ doanh nhân chuyển giao, khi mà sách in giấy được chuyển thành sách nghe, sách điện tử, cả kho tàng tri thức nhân loại giờ nằm gọn trong một thiết bị cầm tay. 

“Chúng tôi là thế hệ lãnh đạo chuyển tiếp. Chúng tôi không chỉ tận mắt chứng kiến mà còn phần nào được trải nghiệm khó khăn thách thức của thế hệ thứ 1, của 25 năm đất nước chuyển mình. Và năm nay cũng chính là kỉ niệm 25 năm thành lập Tân Hiệp Phát”, nữ doanh nhân Trần Uyên Phương chia sẻ.

Chia sẻ 3 trải nghiệm thú vị qua sự phát triển, thành công của Tân Hiệp Phát từ năm 1994 với con số 0 đến nay cạnh tranh sòng phẳng với thương hiệu nước giải khát toàn cầu. Nữ doanh nhân Trần Uyên Phương khẳng định: “Không gì là không thể, nếu chúng ta dám quyết tâm đi tới và không bỏ cuộc”.

 

Bộ máy kế thừa doanh nghiệp: 'Không có tiêu chí cộng điểm cho người thân'

Xây dựng bộ máy kế thừa là yêu cầu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, trong đó đối với doanh nghiệp gia đình việc kế thừa sẽ đặt ra câu hỏi ai kế thừa? Người thân hay người sẽ mang lại giá trị đích thực cho doanh nghiệp?

 

Trần Uyên Phương truyền cảm hứng ở talkshow về nữ doanh nhân

"Tôi vẫn chia sẻ với các bạn nữ và nữ nhân viên của mình. Chúng ta không cần phải trở nên giống nam giới. Hãy để cho nam giới thể hiện điểm mạnh của họ." - Phó TGĐ Tân Hiệp Phát Trần Uyên Phương.

 

Kinh tế tư nhân ‘xương sống’ của nền kinh tế

Doanh nghiệp tư nhân đóng góp 43,22% GDP và 39% vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra nhiều việc làm trong nền kinh tế. Kinh tế tư nhân đang là xương sống của nên kinh tế.