Thuốc diệt côn trùng tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Thứ sáu, 03/01/2020, 10:16 AM

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học từ Khoa Dịch tễ học và Khoa Sức khỏe Nghề nghiệp & Môi trường, Đại học Iowa cho thấy tiếp xúc với thuốc xịt côn trùng trong một thời gian dài có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong.

Tiếp xúc với thuốc xịt côn trùng trong một thời gian dài có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong.
Tiếp xúc với thuốc xịt côn trùng trong một thời gian dài có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ ngày 30/12, thuốc diệt côn trùng, dầu gội trị chấy chứa pyrethroid và các dẫn xuất tổng hợp. Những hợp chất này được chiết xuất từ hoa Thúy Cúc để sát trùng. Chúng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp, lâm nghiệp.

Hợp chất này khá hiệu quả và không gây ra các phản ứng cấp tính ở người. Nó được cơ thể hấp thụ, chuyển hóa và bài tiết qua nước tiểu.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã kiểm tra mức độ pyrethroid lấy từ mẫu nước tiểu của 2.116 người trưởng thành và theo dõi sức khỏe của họ trong 14 năm qua.

Kết quả cho thấy trong 246 ca tử vong có 41 trường hợp do bệnh tim mạch. Sau khi tính đến độ tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể, thói quen hút thuốc và sử dụng rượu bia, nghiên cứu phát hiện nồng độ pyrethroid trong nước tiểu cao làm tăng ba lần nguy cơ tử vong do bệnh tim.

Ông Wei Bao, chuyên gia về Dịch tễ học tại Đại học Iowa, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết lượng pyrethroid thấp hầu như không gây hại. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc lâu dài với chất này có thể để lại hậu quả.

Theo ông, cần thực hiện các phân tích sâu hơn để xác định cơ chế gây bệnh.

Trước đây, một nghiên cứu được công bố năm 2017 của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Mỹ cũng cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc xịt muỗi chứa pyrethroid và bệnh tim mạch ở Trung Quốc.

 

Người đàn ông đứt chân do tai nạn khi sử dụng máy cắt cỏ

Do máy cắt cỏ đã tháo tấm sắt bảo vệ, nên khi cắt cỏ, không may lưỡi dao của máy đập vào đá, vỡ và cắt vào chân, khiến bệnh nhân đứt 3/4 cẳng chân.

 

Những tác dụng tuyệt vời của rau mùi ngày Tết

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi, cả rễ, lá và quả mùi đều là vị thuốc chữa bệnh vì có chứa tinh dầu, trong đó quả chín phơi hay sấy khô của cây mùi là bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu.

 
Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/thuoc-diet-con-trung-tang-nguy-co-mac-benh-tim-148086.html