Thuốc Tamiflu không được sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh nCoV

Thứ sáu, 31/01/2020, 16:40 PM

Chiều 31/1/2020, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp báo về tình hình phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona (nCov) gây ra.

Đại diện Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) trao đổi tại buổi họp báo.

Đại diện Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) trao đổi tại buổi họp báo.

Về việc lo ngại máy đo nồng độ cồn lây qua máy thổi nồng độ cồn, đại diện Bộ Y tế cho rằng, việc dùng ống thổi đều dùng một lần để tránh các bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa, vậy nên người dân không nên quá lo lắng. 

 Sau 1,5 giờ họp báo, buổi cung cấp thông tin cho báo chí kết thúc.

Trao đổi thông tin tại buổi họp báo, đại diện Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay vắc xin đối với chủng virus corona này. Hiện nay chúng ta sử dụng điều trị theo các triệu chứng, bệnh nhân ho chữa thuốc giảm ho, bệnh nhân sốt thực hiện dịch truyền theo tỷ lệ Paracetamon. Đối với bệnh nhân viêm phổi sẽ dùng thuốc chống viêm phổi rộng…

Cũng theo Cục Quản lý Dược, thuốc Tamiflu hiện không được sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh viêm phổi cấp từ Vũ Hán do không có tác dụng. Đây là thuốc mà các cơ sở y tế đang sử dụng hàng ngày, hiện nay các cơ sở cung cấp y tế đầy đủ, các bệnh viện luôn sẵn sàng có thuốc, khi thiếu thuốc cần chỉ đạo ngay không được để thiếu thuốc.

Người dân cần thực hiện phòng chống bệnh cho bản thân như cấm nhập khẩu động vật hoang dã, sử dụng chúng trong bữa ăn, nên đeo khẩu trang ra nơi công cộng.

* Tại buổi họp báo trả lời câu hỏi báo chí về việc đường dây nóng tư vấn về bệnh nCoV của Bộ Y tế thu phí 5.000 đồng/ phút.

Đại diện Bộ Y tế cho biết, số điện thoại trước đó là số điện thoại tiếp nhận, tư vấn bệnh của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. "Khi dịch vụ được sử dụng làm đường dây nóng, chúng tôi để các bác sĩ đứng đầu tư vấn, tuy nhiên mỗi ngày có 200-300 cuộc gọi, mỗi lần gọi từ 2-3 phút nên các nhân viên y tế đang bị quá tải, chúng tôi đã liên hệ dịch vụ, giờ đây chúng tôi đã liên lạc với nhà dịch vụ miễn phí hoàn toàn cho dân. Thời gian tới sẽ mở rộng thêm số đường dây nóng tình hình dịch bệnh được tốt hơn", đại diện Bộ Y tế nói.

Theo ông Hoàng Minh Cường - Cục trưởng Cục Viện Thông, từ 0h ngày 1/2/2020 sẽ miễn phí số điện thoại đường dây nóng về phòng chống dịch.

Các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia họp báo.

Các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia họp báo.

* Bà Satoco (Đại diện tổ chức Y tế thế giới) chia sẻ, điều kiện để công bố tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC), trong cuốn điều lệ y tế quốc tế cho biết sự kiện này có bất thường, lây lan ra quốc tế và ảnh hưởng đến quốc tế hay không.

Các quốc gia đều biết về vấn đề này. 2 cuộc họp ủy ban khẩn cấp WHO, các chuyên gia chưa kết luận được việc công bố, ngày 30/1 diễn biến dịch rất nhanh và lây từ người sang người, khi đó các thành viên tổ chức y tế đồng thuận rất cao về việc công bố tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu.

Quý vị không nên quá lo lắng, chúng ta cần dựa vào thực thế và bằng chứng, chúng ta cần hợp tác với nhau, phối hợp với WHO và Bộ Y tế để có cách ứng phó với dịch bệnh.

PGS TS Trần Đắc Phu Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Cố vấn trung tâm cấp cứu khẩn cấp sự kiện y tế Việt Nam) tham dự Bộ Y tế họp báo về tình hình dịch bệnh nCoV.

PGS TS Trần Đắc Phu Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Cố vấn trung tâm cấp cứu khẩn cấp sự kiện y tế Việt Nam) tham dự Bộ Y tế họp báo về tình hình dịch bệnh nCoV.

PGS.TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Cố vấn trung tâm cấp cứu khẩn cấp sự kiện y tế Việt Nam) chô biết: Đeo khẩu trang phòng nhiều bệnh cúm, bệnh hô hấp, bụi… tuy nhiên cần sử dụng như nào là hợp ký. Ví dụ ở Bệnh viện, khu đông người, bến xe nên dùng khẩu trang. Khẩu trang dùng vải cũng có thể sử dụng rồi giặt sạch sử dụng lại.

Bộ Y tế khuyến cáo, chỉ những người trực tiếp đi vào ổ dịch, chăm sóc người có dịch nên dùng khẩu trang N95, còn nếu không người dân không nên quá hoang mang, sợ bị lây nhiễm.

"Chúng tôi khuyến cáo, nếu ho, hắt hơi che miệng để hạn chế vi rút lây cho người khác nếu mắc bệnh.

Trong thời gian nhiều nơi tổ chức lễ hội, nếu không có việc không nên tổ chức đông người, nếu không có việc quan trọng không nên tổ chức tụ tập đông nguời, như họp online. Hiện tại chính phủ chưa cấp các lễ hội, căn cứ vào mức độ lây lan Bộ Y tế sẽ có khuyến cáo đến chính phủ", PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, đối với trường học, chưa có quyết định cho học sinh nghỉ học, tuy nhiên Bộ GDĐT đã có văn bản nêu rõ, khi trẻ có dấu hiệu đi khám, nếu mắc sẽ có phương án cách ly theo trường, lớp hay khu vực.

Chúng ta cần đáp ứng hợp lý, để đảm bảo sức khỏe, an ninh và ổn định xã hội cho người dân.

Cuộc họp báo do Bộ Y tế tổ chức - Ảnh: LAN ANH/Tuổi Trẻ

Cuộc họp báo do Bộ Y tế tổ chức - Ảnh: LAN ANH/Tuổi Trẻ

* Liên quan đến việc Việt Nam hỗ trợ thiết bị y tế cho Trung Quốc, ông Nguyễn Tử Hiếu - Đại điện Cục Quản lý Trang thiết bị y tế (Bộ Y tế) cho biết: “Hiện nay có nhiều loại thiết bị như máy thở, mặt nạ, khẩu trang quần áo, găng tay phòng dịch, hiện tại Việt Nam không hỗ trợ cho Trung Quốc. Hiện nay Bộ Y tế có văn bản gửi 40 đơn vị sản xuất thiết bị trên từ ngày 28/1, tuy nhiên đến nay Bộ vẫn phải gọi độc thúc các đơn vị. Hôm nay chúng tôi cũng có văn bản yêu cầu thực hiện việc sản xuất và thông báo khả năng sản xuất. Yêu cầu các đơn vị liên quan không bán cho các đối tượng gom hàng, bán sang nước ngoài. Cung cấp đầy đủ cho bệnh viện, nâng cao đạo đức kinh doanh, không nâng giá".

Cũng theo đại diện Cục Quản lý Trang thiết bị y tế, cơ quan này sẽ phối hợp đơn vị quản lý thị trường các địa phương tránh đẩy giá cao các loại trang thiết bị, đặc biệt là khẩu trang.

Hiện tại các đơn vị đang đáp ứng tình trạng trong nước, trước đã có tình trạng gom hàng gây thiếu hàng trong thời gian tới, mong được tuyên truyền để khắc phục tình trạng này. Đối với máy thở, đề nghị đơn vị cung cấp nhập khẩu, hỗ trợ các cơ sở y tế để đáp ứng các yêu cầu từ Bộ Y tế.

Bà Sasuco - Đại diện trung tâm đáp ứng khẩn cấp của WHO

Bà Sasuco - Đại diện trung tâm đáp ứng khẩn cấp của WHO

* Tham dự buổi họp báo tình hình dịch bệnh nCoV có đại diện WHO ở Việt Nam - bà Sasuco.

Tại buổi họp báo, PGS TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết trước tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp quá nhanh, đến nay các hiểu biết về căn bệnh, về nguồn bệnh, về loại virus còn hạn chế, chưa thật rõ ràng. Vì vậy, người dân cũng có sự lo lắng nhất định và đặc biệt các cơ quan báo chí cũng có những điều chưa hiểu cặn kẽ, cho nên thông tin tiếp nhận và cung cấp chưa được tốt. 

Đại diện WHO tại Việt Nam, bà Sasuco cho biết: Ngày hôm qua WHO đã cho đây là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế, quyết định này dựa trên nhiều yếu tố, một là nguy cơ lây lân ra quốc tế, hai là cần có phối hợp chống lây lan ra ngoài vùng dịch. Nó nhằm mục đích cần sự hỗ trợ toàn cầu, làm sao các nước chống được dịch bệnh, việc công bố này khẳng định rằng, cộng đồng quốc tế đưa ra nỗ lực tốt và cùng nhau chống dịch bệnh. Chúng tôi rất hiểu sự băn khoăn, thắc mắc, nỗi sợ hãi khi chúng tôi công bố, các bạn nên hiểu rằng việc này không nâng cấp mức độ đe dọa trên toàn cầu, chúng ta có thể thấy chủ yếu các ca bệnh đều tại Trung Quốc, một số ca mắc tại 22 đất nước, trong đó có Việt Nam. Tổ chức y tế thế giới đánh giá cao Việt Nam, tăng cường giám sát, phát hiện ca bệnh trong thời điểm hiện tại. Và chúng tôi thấy sự vào cuộc chính phủ, Bộ Y tế và các đơn vị khác để phòng, chống dịch. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng về việc kiểm soát bệnh của Việt Nam, chúng tôi sẽ đồng hành với Việt Nam với vi rút corona chủng mới.

- Số người mắc bệnh trên thế giới: 9.833 trường hợp, 213 tử vong

- Tại Việt Nam, số người mắc bệnh là 05 trường hợp. Trong đó:02 công dân Trung Quốc (01 người đã khỏi); 03 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc.

- Ngày 31/1/2020, WHO chính thức tuyên bố dịch virus nCoV là tình trạng y tế KHẨN CẤP TOÀN CẦU.

Bộ Y tế đã có công văn gửi Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Giám đốc Sở Y tế Thanh Hoá về việc quản lý, điều trị người bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc người bệnh, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế.

Hiện nay trên mạng xã hội có tin đồn về trường hợp bệnh nhân ở Vĩnh Phúc tử vong đang điều trị ở BV Bệnh viện Nhiệt đới TW. Sau khi kiểm chứng, đây là tin đồn thất thiệt, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên chia sẻ lan truyền thông tin này gây hoang mang, lo lắng.