Tiền điện tăng phi mã: Do cách tính bậc giá điện?

Thứ ba, 23/06/2020, 13:41 PM

Nhóm khách hàng sử dụng điện ở mức độ trung bình (khoảng 300 kWh) là nhóm chịu bước nhảy giá lớn nhất trong bậc thang giá điện hiện hành. Đây là nguyên nhân lý giải vì sao tiền điện hộ dân tăng phi mã.

Nhóm khách hàng sử dụng điện ở mức độ trung bình (khoảng 300 kWh) là nhóm chịu bước nhảy giá lớn nhất trong bậc thang giá điện hiện hành.

Nhóm khách hàng sử dụng điện ở mức độ trung bình (khoảng 300 kWh) là nhóm chịu bước nhảy giá lớn nhất trong bậc thang giá điện hiện hành.

Theo thống kê, đã có hơn 3,1 triệu khách hàng trong tổng số 26 triệu khách hàng sử dụng điện sinh hoạt trên cả nước có mức tiêu thụ điện của tháng 5 cao hơn 30% so với tháng 4. Trong số này, có tới gần 1 triệu khách có mức tiêu thụ điện tăng 50%. Thậm chí, có tới hơn 215.000 khách hàng có mức tiêu thụ điện tăng trên 300% so với tháng 4.

Nhu cầu sử dụng điện tăng cao, sản lượng điện cũng vì thế mà tăng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, theo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một hộ gia đình có mức tiêu thụ tháng 4 là 300 kWh, số tiền điện cần thanh toán là 688.160 đồng (không tính giảm giá do Covid-19). Nhưng nếu sang tháng 5, gia đình này nếu tiêu thụ điện tăng 20%, nghĩa là sản lượng điện tiêu thụ ở mức 360 kWh số tiền điện cần thanh toán 875.204 đồng, tức là hóa đơn tiền điện tăng 27,18%.

Nếu sản lượng điện tiêu thụ tăng 50% (450 kWh) thì số tiền điện thanh toán là 1.160.885 đồng – tiền điện tăng 68,69% so với tháng 5. Nếu sản lượng điện tiêu thụ tăng 100% (600 kWh) thì số tiền thanh toán là 1.643.840 đồng, tăng 138,87% so với tháng 4.

Như vậy có thể thấy từ bậc thang số 3 (trên 100 kWh), giá đội lên cao. Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong số 25,8 triệu khách hàng dùng điện sinh hoạt, tỷ lệ dùng điện dưới 100 kWh (bậc 1 và 2) chiếm 35,8%. Số hộ dùng 101-300 kWh (bậc 3 và 4) khoảng 40%.

Như vậy, nhóm khách hàng sử dụng điện ở mức độ trung bình (khoảng 300 kWh) là nhóm chịu bước nhảy giá lớn nhất trong bậc thang giá điện hiện hành. Hiện nay, mức tiêu thụ điện phổ biến của người dân trong khoảng 201 - 300 kWh. Điều đó cho thấy, khi tỷ trọng dùng điện thay đổi.

Theo tìm hiểu giá điện sinh hoạt đối với từng bậc thang như sau:

- Bậc 1 (từ 0 đến 50 kWh): 1.678 đồng/kWh.

- Bậc 2 (từ 51 đến 100 kWh): 1.734 đồng/kWh.

- Bậc 3 (từ 101 đến 200 kWh): 2.014 đồng/kWh.

- Bậc 4 (từ 201 đến 300 kWh): 2.536 đồng/kWh.

- Bậc 5 (từ 301 đến 400 kWh): 2.834 đồng/kWh.

- Bậc 6 (từ 401 kWh trở lên): 2.927 đồng/kWh.

Với cách chia bậc khách hàng tiêu thụ dưới 100 kWh hiện nay thấp trong khi khách tiêu thụ điện bậc 4 và 5 cao đây là khu vực khách chịu giá điện mức cao đặc biệt khách bậc 5 với mức 2.834 đồng/kWh.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: “Hiện thu nhập và đời sống người dân đã có sự cải thiện, các thiết bị sử dụng điện tối thiểu trong gia đình đã nhiều hơn. Hiện nay, mức tiêu thụ điện phổ biến của người dân trong khoảng 201 - 300 kWh, mức giá ở các bậc này không nên quá cao so với mức giá bán lẻ bình quân như hiện nay. Còn mức giá tiêu dùng trên 400kWh có thể rất cao, vì những đối tượng tiêu dùng ở bậc này là những người khá giả”.

Bài liên quan