Tin tức kinh tế trong tuần: Nóng dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước mắm

Thứ bảy, 16/03/2019, 18:30 PM

Nguyên Tổng Giám đốc PVEP bị truy tố, tranh cãi xung quanh dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước.... là những tin tức kinh tế gây "bão" dư luận tuần qua.

tin-tuc-kinh-te-trong-tuan-nong-du-thao-tieu-chuan-san-xuat-nuoc-mam
Tranh cãi xung quanh dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước là một trong những tin tức kinh tế gây "bão" dư luận tuần qua. Ảnh minh họa

Câu chuyện xoay quanh dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước mắm là điểm nhấn tin tức kinh tế tuần qua.

Dự thảo này bắt đầu nóng sau khi cơ quan soạn thảo tổ chức họp báo ngày 8/3, liên tiếp nhiều ngày sau các chuyên gia nước mắm, cơ sở nước mắm truyền thống bức xúc cho rằng  các tiêu chí đưa ra không thể phù hợp với quy trình sản xuất nước mắm truyền thống mà chỉ phù hợp với nước chấm sản xuất công nghiệp, chưa phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho những nhà sản xuất nước mắm truyền thống.

Cụ thể, dù là tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất, nhưng dự thảo chỉ phân thành 2 loại: Nước mắm nguyên chất và nước mắm chung chung. Trong khi trên thị trường đang tồn tại 2 loại sản phẩm: nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp (nước chấm).

Dự thảo có hơn 50 nội dung quy định hoặc từ ngữ chưa sát, chưa phù hợp với thực tế sản xuất nước mắm. Ví dụ như yêu cầu kiểm soát các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) của nước mắm, trong khi nguyên liệu làm nước mắm chủ yếu là cá biển chứ không phải cá nước ngọt (cá nuôi)...

Còn nguồn nguyên liệu sản xuất nước mắm từ cá nước ngọt của một số nơi chủ yếu được lấy từ phụ phẩm của cá tra, việc kiểm soát các chỉ tiêu trên cũng không cần thiết, bởi phụ phẩm của cá tra khi sử dụng làm hàng xuất khẩu đã được kiểm soát bởi các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.

Dự thảo còn bắt buộc về việc chọn cá nước ngọt làm nước mắm cũng không hợp lý. Trước đây, thời cá linh còn đổ nhiều về sông Tiền, sông Hậu vào mùa lũ, thỉnh thoảng có người đem ủ muối rồi tự nấu thành nước mắm cho gia đình ăn.

tin-tuc-kinh-te-trong-tuan-nong-du-thao-tieu-chuan-san-xuat-nuoc-mam

Hiện tại, giá mỗi ký cá linh vài trăm ngàn đồng, các loại cá nước ngọt phổ biến khác ít nhất cũng xấp xỉ 100 ngàn đồng/kg, không ai dám sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nước mắm vì giá thành cao ngất ngưởng. Trong khi cá cơm giá khoảng trên dưới 20 ngàn đồng/ký đã đủ làm nhà thùng lao đao rồi!

Về nhận diện histamin, Hội Nước mắm Phú Quốc cho rằng, nội dung này là thừa, gây khó đối với các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống. Với tiêu chuẩn histamin trong dự thảo, chỉ có nước mắm công nghiệp mới đáp ứng được, vì là loại nước mắm pha loãng. Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới sản xuất nước mắm cao đạm (30 - 43 độ đạm), nên nước mắm truyền thống bị tiêu chuẩn này gây khó khăn trong việc xuất khẩu lâu nay.

Câu chuyện dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước mắm có lẽ sẽ chưa dừng lại nếu như không có ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng như việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ không cho tạm dừng công bố.

Nguyên Tổng Giám đốc PVEP bị truy tố

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và phân công Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP).

Ba bị can gồm: Đỗ Văn Khạnh (SN 1961, nguyên Tổng giám đốc Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP), nguyên chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí - PVD), Nguyễn Tuấn Hùng (SN 1971, nguyên trưởng ban Tài chính PVEP), và Vũ Thị Ngọc Lan (SN 1973, nguyên phó tổng giám đốc PVEP) về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 355 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

tin-tuc-kinh-te-trong-tuan-nong-du-thao-tieu-chuan-san-xuat-nuoc-mam
Ông Đỗ Văn Khạnh khi còn đương chức.

Theo cáo trạng, trong thời gian từ năm 2009-2014, thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc ưu tiên sử dụng các dịch vụ tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank), PVEP đã giao dịch tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn tại OceanBank Chi nhánh Thăng Long.

Đỗ Văn Khạnh (khi đó là Tổng Giám đốc PVEP) đã có quyết định phân công Vũ Thị Ngọc Lan (khi đó là Phó Tổng Giám đốc PVEP phụ trách tài chính, kế toán và kiểm toán) là người phê duyệt các tờ trình của Ban Tài chính, ký các Hợp đồng tiền gửi, gia hạn Hợp đồng tiền gửi tại OceanBank. Nguyễn Tuấn Hùng với vai trò là Trưởng ban Tài chính PVEP (từ năm 2012 - 2014) là người trực tiếp đề xuất, ký tờ trình hợp đồng gửi tiền trình Vũ Thị Ngọc Lan phê duyệt, ký hợp đồng gửi tiền của PVEP vào OceanBank.

Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn từ chức

Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng giám đốc, thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) vừa có đơn xin từ chức gửi HĐTV của Tập đoàn, sau 3 năm được bổ nhiệm.

Ngày 12/3, HĐTV PVN đã họp để xem xét đơn này. Theo trình tự thủ tục, việc ông Sơn có được thôi chức vụ Tổng giám đốc PVN hay không cần sự chấp thuận của cơ quan chủ quản - Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Thủ tướng xem xét, quyết định. Lý do xin từ chức của ông Nguyễn Vũ Trường Sơn chưa được tiết lộ cụ thể.

Ông Sơn được bổ nhiệm là Tổng Giám đốc PVN vào ngày 4/3/2016. Trong giai đoạn ông Nguyễn Vũ Trường Sơn làm Tổng Giám đốc, hàng loạt lãnh đạo của PVN vướng vòng lao lý liên quan đến những sai phạm gây thiệt hại cho PVN như cựu Chủ tịch PVN ông Đinh La Thăng, ông Phùng Đình Thực, và ông Nguyễn Xuân Sơn.

tin-tuc-kinh-te-trong-tuan-nong-du-thao-tieu-chuan-san-xuat-nuoc-mam
Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn từ chức. Ảnh minh họa

Việc ông Sơn xin từ chức Tổng giám đốc chỉ sau 3 năm ngồi ghế nóng khiến dư luận quan tâm. Thêm nữa, thời điểm này PVN đang bị điều tra về 1 số sai phạm trong đó có liên quan đến 13 dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí do tập đoàn này triển khai.

Cụ thể, báo cáo Thủ tướng việc phối hợp thực hiện giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước (Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) của Bộ Công thương ghi nhận hàng loạt dự án đầu tư thua lỗ, không hiệu quả hoặc chưa rõ hiệu quả của Tập đoàn Dầu khí VN (PVN).

Trong đó, dự án khai thác dầu nặng Junin 2 tại Venezuela là điển hình. Đây cũng là dự án "khủng" nhất mà Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP) đại diện PVN đầu tư ra nước ngoài.

Khoảng thời gian triển khai dự án Junin 2 cũng là thời kỳ ông Nguyễn Vũ Trường Sơn đang giữ chức Tổng Giám đốc PVEP. Ông Sơn làm Tổng giám đốc PVEP từ năm  2009-2012.

 

Chồng đại gia Tư Hường tố bị chiếm đoạt 30.000 tỉ đồng: Nam A Bank nói gì?

Ngân hàng Nam Á buộc phải lên tiếng sau khi ông Nguyễn Chấn -chồng nữ đại gia Tư Hường người sáng lập Nam A Bank tố bị chiếm giữ hết tài sản, ước tính khoảng 30.000 tỉ đồng.

 

Có nên bỏ phí bảo trì chung cư?

Mới đây, Sở Xây dựng TPHCM đề xuất bỏ 2% phí bảo trì để tránh tranh chấp sau những xung đột xảy ra trong thời gian qua thu hút sự quan tâm của dư luận.

 

Xin xén công viên Cầu Giấy để làm bãi đỗ xe, nhà hàng tiệc cưới

"Công viên cây xanh, khu vui chơi trẻ em đã thiếu, sao họ có thể đòi xẻ để làm bãi đỗ xe và nhà hàng tiệc cưới", anh T.Dũng, cư dân phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội, bức xúc.