Tỉnh Sơn La có số người tử vong vì bệnh dại cao nhất Việt Nam

Thứ ba, 06/08/2019, 14:33 PM

Trong năm 2018 tình hình bệnh dại đột ngột có diễn biến phức tạp với số người tử vong do dại là 103 tăng hơn so với năm 2017 là 29 (39%). Đặc biệt, dịch bệnh xuất hiện và tăng mạnh ở những tỉnh vốn không phải là khu vực trọng điểm về dại.

tinh-son-la-co-so-nguoi-tu-vong-vi-benh-dai-cao-nhat-viet-nam
Đội bắt cho thả rông, giảm thiểu nguy cơ người dân bị cho dại cắn. (Ảnh Chí Hiếu)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính hàng năm trên toàn thế giới bệnh dại cướp đi sự sống của 59.000 người, trong số đó 47% là trẻ em, 95% người mắc bệnh dại là do chó. Đây mới chỉ là còn số ước tính, nhưng trên thực tế con số này còn lớn hơn nhiều.

Thông tin từ chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại trên người - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tính đến nay cả nước ghi nhận 46 người bị chết vì bệnh dại tại 24 tỉnh thành phố – thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm 2018 (50 ca).

Thời gian qua, công tác phòng chống bệnh dại tại Việt Nam đã được quan tâm đẩy mạnh và đạt một số kết quả nhất định trong những năm gần đây, cụ thể số ca tử vong do dại giảm liên tiếp trong các năm 2015, 2016, 2017.

Tuy nhiên năm 2018 tình hình bệnh dại đột ngột có diễn biến phức tạp với số người tử vong do dại là 103 tăng hơn so với năm 2017 là 29 (39%). 2019 đến nay ghi nhận số ca tử vong cao nằm tại Sơn La và 80% tử vong do dại tập trung phía Bắc.

Đặc biệt, dịch bệnh xuất hiện và tăng mạnh ở những tỉnh vốn không phải là khu vực trọng điểm về dại. Bệnh dại hiện vẫn là một trong số các bệnh truyền nhiễm gây dịch có số tử vong trên người cao nhất và hầu hết các trường hợp tử vong là do không tiêm vắc xin phòng dại sau khi bị động vật cắn. Điều đáng lo ngại là vấn đề tiếp vắc xin dại đến những người vùng xâu vùng xa còn nhiều khó khăn, người nuôi chó vẫn chưa chủ động việc tiêm phòng dại cho đàn.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của con vật dại. Bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin hay huyết thanh kháng dại. Tiêm huyết thanh là đưa một lượng kháng thể sẵn có vào cơ thể để trung hòa virus dại, còn vắcxin nhằm củng cố miễn dịch lâu dài. 

Biểu hiện của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% đối với cả người và động vật. Bệnh dại ở người chỉ có thể được ngăn chặn bằng cách tiêm vắcxin dại ngay sau khi bị chó cắn. 

Khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hay nước muối, bôi chất sát khuẩn như cồn... Sau đó, nạn nhân phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

 

Hòa Bình: Bị chó cắn hai cha con tử vong vì mắc bệnh dại

Sáng 5/4, vị lãnh đạo xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn cho biết, trên địa bàn có vụ viện hai cha con bị chó cắn tử vong vì mắc bệnh dại.

 

Bị lây bệnh dại, trộm chó quay sang bắt đền, khổ chủ đăng đàn nhờ dân mạng 'mách nước'

Lâu nay, trộm chó luôn là hành vi bị cả xã hội lên án. Vì vậy mà những kẻ này luôn phải hành nghề một cách lén lút, thậm chí phải cam chịu khi bị đánh, bị xử “luật làng”. Thế nhưng thanh niên trộm chó trong câu chuyện dưới đây lại không hề như vậy.

 

Chủ quan không tiêm phòng, một bác sĩ thú y tử vong do bệnh dại

Thông tin từ Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho hay, đơn vị này vừa có thêm một bệnh nhân tử vong do bệnh dại. Đây là bệnh nhân thứ 2 trong 3 tuần liên tiếp tử vong do căn bệnh này.