Tổng cục Đường bộ sẽ thu hồi 'lệnh cấm' vĩnh viễn 2 ô tô của VEC

Thứ ba, 12/02/2019, 11:22 AM

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sẽ thu hồi "lệnh cấm" vĩnh viễn 2 ô tô của VEC ban hành.

tong-cuc-duong-bo-se-thu-hoi-lenh-cam-vinh-vien-2-o-to-cua-vec
Tổng cục Đường bộ sẽ thu hồi 'lệnh cấm' vĩnh viễn 2 ô tô của VEC. (Ảnh minh họa).

Ngày 12/2, trao đổi với PV liên quan đến việc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) ban hành quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện trên các tuyến cao tốc do đơn vị này quản lý, khai thác, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay: Tổng cục đã yêu cầu VEC báo cáo về "lệnh cấm" trên.

"Hôm nay VEC sẽ có báo cáo chính thức. Đến sáng mai Tổng cục ký văn bản xử lý thu hồi văn bản", ông Huyện thông tin.

Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng: Việc cấm lưu hành, cấm dừng xe thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Chủ tịch UBND cấp tỉnh. 

Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, VEC chỉ có quyền từ chối phục vụ xe đi vào cao tốc đối với các phương tiện vi phạm về an toàn giao thông, không chấp hành điều kiện an toàn của đường cao tốc.

Trả lời trên TTXVN ông Lê Hồng Điệp - Vụ trưởng vụ Quản lý bảo trì đường bộ (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết: “Hiện không có luật nào xử lý phương tiện mà chỉ có thể xử lý hành vi vi phạm đối với đối tượng sử dụng phương tiện và chủ phương tiện bởi tài sản được dịch chuyển và có thể mua bán theo quy định pháp luật. Lỗi không bao giờ thuộc về tài sản.”

Ở góc độ pháp lý, luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) khẳng định: “Việc VEC từ chối phục vụ 2 phương tiện đi trên các cao tốc do VEC quản lý là trái luật, có một chút gì đó mang tính chất độc đoán. Đây là đường sở hữu của Nhà nước, của hơn 90 triệu dân Việt Nam, chủ đầu tư không có quyền từ chối phục vụ các phương tiện vì chủ đầu tư chỉ là đơn vị làm dịch vụ thay Nhà nước”.

Theo luật sư Trương Anh Tú: “Tất cả các thông tư về thu giá dịch vụ đường bộ và luật Giao thông đường bộ,... chưa có quy định nào cho phép chủ đầu tư tuyến đường cao tốc từ chối phục vụ các phương tiện tham gia giao thông, chỉ có duy nhất luật Hàng không là có quy định cấm bay, bởi máy bay là phương tiện chứ không phải cơ sở hạ tầng đường bộ”.

“Tuy nhiên, đối với máy bay khác với đường cao tốc, bởi vì máy bay là tài sản của doanh nghiệp nên có thể cấm bay hành khách, nhưng không thể cấm hành khách đến Cảng Hàng không vì Cảng Hàng không là tài sản của nhà nước”, luật sư Trần Anh Tú khẳng định.

Được biết, thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, cả 2 xe là ôtô 7 chỗ, không hoạt động kinh doanh vận tải. Chủ chiếc xe ôtô BKS: 51G-77256, đăng ký ngày 16.1.2019 tên là Lê Hoàng Ph. (ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM); Chiếc xe ôtô BKS: 51A-55850, đăng ký ngày 16.4.2014, chủ xe là ông Hoàng Trọng Th. (ngụ quận 12, TP HCM).

 

Vụ cấm vĩnh viễn 2 phương tiện: Luật sư khẳng định lệnh của VEC 'trái luật, vô giá trị'

Theo đánh giá của nhiều luật sư, việc VEC tuyên bố cấm vĩnh viễn 2 phương tiện trên các tuyến đường di đơn vị này khai thác là trái luật và không có giá trị.

 

VEC bất ngờ công bố doanh thu sau vụ cướp 2,2 tỷ đồng tại trạm thu phí Dầu Giây

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã lên tiếng phải hồi dư luận sau khi mạng xã hội xuất hiện luồng thông tin đặt vấn đề về doanh thu thu phí của tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây sau vụ cướp 2,2 tỷ đồng.

 

Chủ đầu tư nói gì về việc VEC E từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện trên cao tốc?

Lãnh đạo VEC xác nhận thông tin: Công ty quản lý tuyến cao tốc TP HCM- Long Thành- Dầu Giây (VEC E) vừa có thông báo từ chối phục vụ vĩnh viên đối với 2 phương tiện được cho là gây cản trở, rối loạn trên đường cao tốc.