Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ phát video thảm sát ở New Zealand để vận động tranh cử

Thứ ba, 19/03/2019, 11:08 AM

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng video về vụ xả súng ở New Zealand hôm 15/3 để vận động tranh cử. New Zealand chỉ trích mạnh mẽ hành động này.

tong-thong-tho-nhi-ky-phat-video-tham-sat-o-new-zealand-de-van-dong-tranh-cu
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chào người ủng hộ trong cuộc vận động tranh cử hôm 17/3.

Theo Financial Times, trong các sự kiện tranh cử diễn ra hôm 18/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã gây tranh cãi khi cho phát trên truyền hình video về cảnh xả súng khiến 49 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương ở New Zealand.

Đoạn video này do chính tay súng Brenton Tarrant quay lại và phát trực tiếp khi y đang ra tay sát hại nhiều người tại hai nhà thờ Hồi giáo.

Video được phát trên truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ kèm thông điệp “Một kẻ khủng bố là kẻ thù của người Hồi giáo và Thổ Nhĩ Kỳ”. Dường như ông đang muốn khắc họa mình là người bảo vệ những người Hồi giáo trên thế giới và là người đã có nhiều năm chống lại phong trào chống Hồi giáo đang gia tăng ở phương Tây.

Ông thường xuyên cáo buộc “một liên minh mờ ám” của các cường quốc nước ngoài đang tìm cách làm hại Thổ Nhĩ Kỳ để kiềm chế sự trỗi dậy của họ để thành một trong những quốc gia đa số Hồi giáo hùng mạnh nhất thế giới.

Khi phát đoạn video này vào ngày kỷ niệm Đế chế Ottoman (quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1299 đến 1923) chiến thắng các lực lượng do Anh dẫn đầu trong trận Gallipoli (1916), Erdogan dường như muốn tạo ra sự kết nối giữa trận chiến đó và vụ xả súng ở New Zealand.

“Một thế kỉ đã qua mà họ vẫn đang thử sự kiên nhẫn và quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đang thử chúng ta bằng thông điệp mà họ đưa ra từ cách đây 16.500 km, ở New Zealand. Đây không phải là hành động cá nhân, đây là hành động có tổ chức”, Erdogan nói.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh rằng “mục tiêu thực sự” của kẻ tấn công ở New Zealand là người Thổ Nhĩ Kỳ, là cờ Thổ Nhĩ kỳ và đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoại trưởng New Zealand, ông Winston Petes đã lên án hành động trên của ông Erdogan và cho rằng nó đang làm sai lệch hình ảnh của New Zealand và gây nguy hiểm cho công dân New Zealand đang sống ở nước ngoài.

Ông Peters đã ra công hàm phản đối việc phát sóng video với Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông nói: “Chúng tôi đã bày tỏ quan điểm rẩt rõ ràng rằng chúng tôi phản đối khủng bố dù nó ở bất kì hình thức, hình dạng nào và chúng tôi ủng hộ một xã hội cởi mở, tự do”.

Theo truyền thông địa phương, Ngoại trưởng New Zealand nhấn mạnh, tay súng là Brenton Tarrant, một công dân Australia.

Đảng Công lý và Phát triển của ông Erdogan hiện đang có cuộc đua cam go để duy trì quyền lực trong cuộc bầu cử tới trong bối cảnh nền kinh tế đang sụt giảm mạnh, lạm phát, thất nghiệp tăng cao.

Hầu hết các cuộc khảo sát đều cho thấy đảng của ông sẽ thất bại.

Ozgur Unluhisarcikli, giám đốc văn phòng ở Ankara của Viện Chính sách German Marshall của Mỹ, cho biết với tình thế như hiện nay, không có gì ngạc nhiên khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng vụ tấn công giết chết 50 người Hồi giáo để tranh cử.

“Cách duy nhất ông ấy có thể kiềm chế việc mất cử tri do tình hình kinh tế là thông quan ứng xử chính trị hay đặc tính chính trị. Việc người Hồi giáo bị một kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng giết trong một nhà thờ chắc chắn là một sự cố có thể được sử dụng để kích hoạt những giá trị này”.

 
 

Câu nói bất ngờ của nạn nhân với tay súng thảm sát ở New Zealand

“Tôi vẫn yêu cậu”, nạn nhân may mắn sống sót nhưng có vợ bị giết trong vụ thảm sát ở New Zealand hôm 15/3 gửi lời tới tay súng Brenton Tarrant.

 

Bị ám ảnh bởi vụ xả súng, New Zealand ngừng chiếu phim khủng bố

Bộ phim Khách sạn Mumbai của Ấn Độ về chủ đề liên quan tới khủng bố đã bị rút khỏi các rạp chiếu phim New Zealand sau vụ xả súng gần đây.

 

Kẻ tình nghi vụ xả súng ở New Zealand từ chối luật sư, tự bảo vệ mình trước tòa

Brenton Tarrant, kẻ bị buộc tội xả súng vào hàng chục người trong nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand vào tuần trước, sẽ tự bảo vệ mình trước phiên tòa.